Tin liên quan
Ảnh minh họa.
Theo báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô vùa công bố, Ngân hàng HSBC cho rằng đồng VND tăng giá đang gây ảnh hưởng tới nền kinh tế và có cơ hội cho các nhà làm chính sách hỗ trợ tăng trưởng, hoặc bằng cách hạ lãi suất và/hoặc giảm giá tiền đồng. Điều này sẽ làm cho xuất khẩu hấp dẫn hơn trong khi giảm nhu cầu nhập khẩu, vốn đang làm tăng thâm hụt thương mại tới mức 3 tỷ đô la Mỹ.
Trong khi đó, Chính phủ sẽ cần phải hợp lý hóa các chi tiêu công để giảm thiểu mức thâm hụt ngân sách đang gia tăng. Thu công có xu hướng giảm cũng phải được đảo chiều. Mở rộng tầm nộp thuế có thể là một giải pháp.
Một trong những tranh luận chính của NHNN chống lại việc giảm giá tiền đồng là gánh nặng nợ tiếp tục tăng bắt nguồn từ việc đồng VND yếu so với đô la Mỹ.
Các khoản nợ bên ngoài của Việt Nam đã tăng gần mức 70 tỷ USD vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính hầu hết các khoản nợ bên ngoài của Chính phủ đều là những khoản vay ưu đãi và gần một nửa hưởng mức lãi suất thấp hơn 1%.
Theo HSBC, các khoản vay bên ngoài không là vấn đề lo ngại chính của Việt Nam vì hầu hết các khoản nợ có thể được gia hạn. Ngay cả khi tiền đồng yếu hơn sẽ tạo ra một gánh nặng lớn về việc thanh toán các chi phí lãi vay bằng đồng VND thì số tiền vẫn còn khá nhỏ.
Theo Bộ Tài chính trong năm 2013, Việt Nam đã trả 0,5 tỷ đô la Mỹ thanh toán chi phí lãi cho các khoản vay nước ngoài của Chính phủ. Trong khi đó, Chính phủ thanh toán chi phí lãi vay trong nước lại ở mức 2,3 tỷ USD.
Nợ trong nước đang tăng cả công lẫn tư
Ngược lại, HSBC tin rằng đồng Việt Nam yếu hơn sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng, làm nhẹ bớt một số gánh nặng nợ trong nước. Gánh nặng nợ trong nước đang tăng cả công lẫn tư.
Chính phủ dự báo mức thâm hụt ngân sách sẽ là 226.000 tỷ VND, mà theo đó Bộ Tài chính đã điều chỉnh các nhu cầu tài chính đạt mức 250.000 tỷ VND trong năm 2015. Nếu như nền kinh tế tăng trưởng GDP danh nghĩa 14% thì sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ở mức 5,6%.
Nếu chúng ta giả định tăng trưởng GDP danh nghĩa 10%, thì thâm hụt ngân sách sẽ ở mức 5,8% GDP, gần với mức dự báo 6% của chúng tôi. Gánh nặng nợ công trong nước chính vì vậy, sẽ tăng nhanh hơn và gần hơn mức giới hạn 65% của Chính phủ.
"May mắn là, Chính phủ không có cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng GDP danh nghĩa nhanh hơn. Điều này đòi hỏi NHNN phải giảm giá đồng nội tệ và/hay cắt lãi suất để hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam cạnh tranh hơn và không khuyến khích tăng trưởng nhập khẩu. Điều này sẽ giúp ngăn chặn Việt Nam không bị thâm hụt kép – vừa tài chính lẫn thương mại – trong khi vẫn thúc đẩy năng lực cạnh tranh tăng cùng lúc", HSBC nhận định.
Bên cạnh giá, Chính phủ còn có rất nhiều việc để làm nhằm thu hẹp khoảng cách tài chính cũng nhu thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn FDI. Điều này cần Chính phủ có nhiều cải cách kiên định hơn để sắp xếp các hoạt động chi tiêu, mở rộng cơ sở thuế và cải thiện quản lý nợ.
"Dòng vốn FDI đổ vào sẽ có khả năng chậm lại nếu không muốn nói là giảm trong những năm tới vì cạnh tranh chi phí tiền lương của đất nước cũng sẽ có thể suy yếu. Với sự lệ thuộc hiện tại vào các doanh nghiệp có vốn FDI để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, hiệu quả sản xuất của Việt Nam có thể sẽ rất ngắn ngủi nếu như Chính phủ không thực hiện được những cải cách hiệu quả", báo cáo HSBC nhận định.
Nên đọc
Theo Bizlive
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy