Tin liên quan
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về HUD, thì Tổng công ty này có những thiếu sót vi phạm như thiếu trách nhiệm trong quyết định đầu tư, kinh doanh dự án đô thị; Thứ hai là làm trái và buông lỏng quản lý trong hoạt động ủy quyền kinh doanh dự án cho các đơn vị thành viên với quy mô lớn; Thứ ba là thiếu trách nhiệm với việc trích trước chi phí trọng yếu trong kinh doanh bất động sản vào giá vốn kinh doanh; Thứ tư là một số nội dung về quản lý tài chính tài sản khác còn để xảy ra khuyết điểm, vi phạm.
Các dự án nhà ở của HUD như Dự án Khu đô thị Việt Hưng, dự án nhà ở Văn Quán hay đầu tư góp vốn vào Công ty CP thép Sông Hồng, công ty xi măng Sông Thao … đều vướng phải những sai phạm từ các năm trước nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý.
Khu đô thị mới Việt Hưng - một dự án đang được triển khai của HUD nhưng thiếu vốn xây dựng hoàn trả khối lượng
Sau khi đưa ra kết luận, TTCP có kiến nghị chấn chỉnh việc quản lý và xử lý trách nhiệm. TTCP nêu rõ, kết quả thanh tra cho thấy, việc quản lý sử dụng vốn, tài sản và hoạt động kinh doanh của HUD đang trong tình trạng hết sức khó khăn, nhiều việc có khả năng mất vốn.
TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng căn cứ kết luận thanh tra với trách nhiệm đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước và quản lý ngành, phối hợp với cơ quan chức năng rào soát, xử lý theo thẩm quyền, pháp luật để HUD khắc phục tồn tại gắn với tái cơ cấu theo đề án được phê duyệt hiệu quả và xử lý trách nhiệm tập thể cá nhân có khuyết điểm, sai phạm.
Nhưng trách nhiệm này thuộc về ai khi các dự án đầu tư khó có khả năng thu hồi, thất thoát vốn nhà nước?
Trả lời câu hỏi của phóng viên ANTT.VN, ông Nguyễn Đăng Nam - cựu Chủ tịch HĐTV HUD - chỉ nói ngắn gọn “tất cả những gì còn lại tôi đã giao hết, người ta phải giải thích, người kế nhiệm phải nắm”.
Còn ông Nghiêm Văn Bang - người kế nhiệm mà ông Nam nhắc đến, khi trả lời ANTT.VN cũng chỉ cho hay "chúng tôi sẽ có thông cáo báo chí sau khi có kết luận của thanh tra và có các phương tiện thông tin đăng tải, tôi trả lời trên tinh thần cầu thị tiếp thu ý kiến kết luận của thanh tra và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”.
Giữa bối cảnh HUD đang vướng phải khá nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, các dự án cần phải rà soát để tìm ra giải pháp tháo gỡ, ngày 20/05/2015, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) lại ra quyết định kí kết hợp đồng hạn mức tín dụng 2015-2016 với Tổng công ty này.
Lế ký kết hợp đồng tín dụng giữa HUD và BIDV chi nhánh Hà Nội (ảnh: HUD.vn)
Được biết, từ năm 2006 đến nay, BIDV là đối tác quan trọng, có mối quan hệ truyền thống, gắn bó với HUD, mối quan hệ này đã được thể hiện thông qua thỏa thuận hợp tác toàn diện. Cùng với việc duy trì hạn mức tín dụng hàng năm lên đến gần nghìn tỷ đồng, các nghiệp vụ về tư vấn, bảo lãnh thanh toán trái phiếu và nhiều dịch vụ ngân hàng khác của BIDV cũng được HUD tin tưởng lựa chọn.
Hạn mức tín dụng năm 2015 - 2016 với giá trị 700 tỷ đồng trong đó hợp đồng hạn mức tín dụng ngắn hạn là 500 tỷ đồng, hạn mức tín dụng bảo lãnh 200 tỷ đồng. Với nguồn vốn dồi dào này, HUD hy vọng sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với các dự án đã được rà soát, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả mà HUD đang triển khai.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy