Tin liên quan
Còn nhớ năm 2008, việc đấu giá khu "tam giác vàng" hơn 13.000m2 Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thái Học (Q.1, TP.HCM) đã tốn không ít giấy mực của giới truyền thông, dù đã có đơn vị trúng thầu nhưng sau đó cũng bất thành vì quy trình đấu thầu lộ diện nhiều sai sót. Gần đây, việc đấu thầu khu đất này đã được tái khởi động.
Thực tế từ nhiều cuộc đấu thầu "đất vàng" từ khu vực trung tâm TP.HCM cho đến khu đô thị mới Thủ Thiêm cho thấy, "cuộc đua đất vàng" theo đúng quy trình khá khó khăn, kéo dài, đó là chưa kể việc định giá đất cũng như tiêu chuẩn xét duyệt bên tham gia đấu thầu là điều mà các doanh nghiệp lo ngại và thường thì bên mời và bên "đấu" khó gặp nhau.
Ông Bùi Cao Nhật Quân - Phó tổng giám đốc Novaland từng chia sẻ, việc tham gia đấu giá IPO cổ phần DNNN cũng là cách nhanh nhất để các nhà phát triển bất động sản (bất động sản) gia tăng quỹ đất.
Được biết, hiện nay, Novaland đang là đối tác của Sabeco (doanh nghiệp mà Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối) phát triển "khu đất vàng" trên 6.000m2 tại 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng (Q.1, TP.HCM, đối diện với cao ốc Vietcombank Tower đã đi vào hoạt động) thành khu phức hợp khách sạn 6 sao, cao ốc văn phòng cho thuê.
Phía Novaland cho biết, nếu không có gì thay đổi, dự án này sẽ khởi động trước Tết Nguyên Đán 2016.
Trước đó, vào tháng 11/2014, Novaland cũng đã đăng ký mua 8,38 triệu cổ phần, tương được 25,4% vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên Cảng sông TP.HCM (thuộc Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn, Samco) khi DNNN này IPO vào tháng 12 năm ngoái.
Ông Quân cho biết, trong chiến lược mở rộng đầu tư về phía Tây Sài Gòn, khu đất 64ha Cảng Phú Định tại Q.Bình Tân (thuộc sở hữu của Công ty TNHH một thành viên Cảng sông TP.HCM) sẽ được quy hoạch lại, trong đó có phát triển khu phức hợp nhà ở thấp tầng.
Ảnh minh họa.
Có thể nói, những khu đất cảng tại khu vực nội thành TP.HCM luôn thu hút doanh nghiệp bất động sản vì những quỹ đất có vị thế gần sông hiện nay khá hiếm hoi.
Sau khi tiến hành cổ phần hóa vào tháng 6 vừa qua, tại đại hội cổ đông lần thứ nhất thành lập Công ty CP Cảng Sài Gòn (cơ cấu cổ đông gồm Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chiếm 65,45% vốn điều lệ, cổ phần nhà đầu tư chiến lược chiếm 16,51% và cổ phần của nhà đầu tư khác thông qua đấu giá công khai chiếm 16,51% vốn điều lệ.
Còn lại là cổ phần của công đoàn và người lao động) vào ngày 28/9 cũng đã thông qua việc Cảng Nhà Rồng Khánh Hội từ giữa năm 2016 sẽ giảm dần quy mô khai thác để chuẩn bị di dời và Cảng Sài Gòn sẽ hợp tác với một tập đoàn lớn trong nước thành lập Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị Ngọc Viễn Đông (Cảng Sài Gòn nắm 26% vốn điều lệ) để thực hiện dự án chuyển đổi công năng khu Cảng Nhà Rồng Khánh Hội.
Theo đó, quy mô dự án chuyển đổi công năng 32,1ha với chiều dài bờ sông 1.800m, dân số dự kiến 11.650 người, cung ứng 3.000 căn hộ, văn phòng, trung tâm thương mại, biệt thự ven sông, ga hành khách tàu biển, trường học, giao thông thuận tiện.
Dự án khu phức hợp này có tổng mức đầu tư trên 11.000 tỷ đồng và Công ty Ngọc Viễn Đông dự kiến sẽ bán sản phẩm từ năm 2018 và mang lại cổ tức cho cổ đông trên 10%/năm.
Ở một diễn biến khác, tại phiên IPO vào ngày 23/11 vừa rồi của Công ty TNHH một thành viên In Trần Phú, gần 11 triệu cổ phần của doanh nghiệp này đã được 17 nhà đầu tư(3 nhà đầu tư tổ chức và 14 nhà đầu tư cá nhân) mua hết chỉ trong buổi sáng.
Được biết, sau CPH, cổ đông nhà nước nắm 20% vốn điều lệ tại In Trần Phú và đáng chú ý là cổ đông chiến lược Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Phú Cường nắm 38,69% cổ phần. Ngoài doanh thu ổn định từ ngành in, hiện In Trần Phú còn nắm quyền khai thác nhiều "khu đất vàng" tại trung tâm Thành phố, trong đó có khu đất 71 - 73 - 75 Hai Bà Trưng và số 6 Thi Sách, Q.1.
Cùng với những doanh nghiệp trên, đợt IPO được không ít nhà đầu tư trong và ngoài nước mong đợi là Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, ngoài thành công trong mảng lữ hành,doanh nghiệp này còn đang nắm giữ hàng chục khu nghỉ dưỡng, lưu trú tại trung tâm TP.HCM và nhiều điểm du lịch trong cả nước.
Nhận định về sức hút của các "khu đất vàng" khi DNNN tiến hành IPO, ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh - Tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Sen Vàng cho biết, bất động sản có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp khi định giá, còn việc "tài sản" này có phải là yếu tố tiên quyết để nhà đầu tư quyết định tham gia đấu giá hay không thì còn phải xem xét, điển hình như thời gian qua, nhiều DNNN cũng tiến hành thoái vốn ngoài ngành (chủ yếu là ngân hàng, bất động sản) nhưng việc "thanh lý” tài sản không phải chuyện một sớm một chiều.
Hoặc thậm chí qua nhiều phiên IPO, không ít doanh nghiệp có giá bán dưới mệnh giá, nhưng nhà đầu tư không mặn mà dù họ có quỹ đất đẹp vì khi tham gia đấu giá, nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức có tiềm lực tài chính quan tâm nhiều đến hiệu quả hoạt động và bộ máy quản trị của doanh nghiệp, thay vì chỉ nhìn vào quỹ đất.
Điều này có thể nhìn thấy qua trường hợp Công ty CP Cảng Sài Gòn và Cảng sông TP.HCM, song song với quỹ đất thì hai doanh nghiệp này sở hữu một bên là hệ thống cảng sông, một là cảng biển có năng lực bốc dỡ lớn nhất nhì khu vực phía Nam.
Nên đọc
Theo Doanh nhân Sài Gòn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy