Tin liên quan
Mới đây (24/11), Công ty Cổ phần Kinh Đô (mã KDC- HOSE) đã nhận được kiến nghị của nhóm cổ đông có sở hữu trên 10% cổ phần đề nghị HĐQT mua thêm cổ phiếu quỹ. Theo nhóm cổ đông này, hiện KDC có lượng tiền mặt lớn, trong khi việc mua lại 20 triệu cổ phiếu với giá mua 60.000 đồng/ cổ phiếu là chưa đủ sức để ổn định giá thị trường (thị giá KDC trong thời gần đây đã biến động giảm mạnh).
Kinh Đô đã "ăn chán" mảng bánh kẹo?
HĐQT của Kinh Đô sau xem xét đã quyết định nâng số cổ phiếu quỹ mua vào với tổng số cổ phiếu dự kiến mua tối đa lên đến 30% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Theo đó, KDC dự kiến tăng cổ phiếu quỹ lên 76.996.019 cổ phiếu, trong đó đã gồm cả 1,49 triệu cổ phiếu KDC đang nắm giữ và 20 triệu cổ phiếu quỹ đã dự kiến mua.
KDC dự kiến sẽ sử dụng nguồn vốn 4.681 tỷ đồng để mua lại, bao gồm nguồn từ thặng dư vốn, các quỹ và phần lợi nhuận chưa phân phối.
Được biết,KDC sẽ chuyển nhượng 80% cổ phần CTCP Kinh Đô Bình Dương (BKD) cho Mondelez cùng với quyền chọn 20% cổ phần còn lại với cùng giá chuyển nhượng áp dụng đối với từng cổ phần như giao dịch chuyển nhượng lần đầu. Tổng số tiền KDC có thể thu về là hơn 9.800 tỷ nên lượng tiền mặt của KDC rất dồi dào.
Sau khi có thông tin về thương vụ M&A giữa Kinh Đô và Mondelez , nhiều người khá bất ngờ với quyết định “bán mình” của anh em nhà ông Trần Kim Thành. Với lịch sử hơn 20 năm hình thành và phát triển ngành kinh doanh bánh kẹo, Kinh Đô đã xây dựng đế chế thương hiệu vững mạnh trên thị trường tiêu dùng Việt Nam. Tính đến hết 2013, đóng góp lớn nhất cho Kinh Đô vẫn là bánh kẹo, bao gồm các mặt hàng chính như bánh quy (27%), bánh bông lan (19%), bánh trung thu (17%), bánh mì (12%). Kem và sữa đóng góp 14%, 11% còn lại thuộc nguồn doanh thu khác. Bước sang năm 2014,Kinh Đô có kinh doanh đa ngành mở rộng thị trường sang lĩnh vực kem sữa, phân phối, và bất động sản, song trong cơ cấu doanh thu của mình.
Riêng mảng bánh kẹo, Kinh Đô đã thực thi tái cơ cấu với cơ chế hoạt động tập trung, tách bạch từng lĩnh vực. Theo đó, chuyển giao toàn bộ hoạt động bánh kẹo sang CTCP Kinh Đô Bình Dương (BKD) từ cả Kinh Đô và CTCP Kinh Đô Miền Bắc (NKD).
Chính nhờ cơ chế tập trung, tách bạch này nên với một cấu trúc sở hữu mở ra ở nhiều Công ty ngoài Kinh Đô Bình Dương như Cty TNHH MTV KiDo (100%), Cty TNHH MTV Kinh Đô Miền Bắc (100%), Cty Tân An Phước (49%), Cty Vinabico (51,2%), Kinh Đô trên bề mặt không bị xem là "xây để bán" khi thương vụ bán 80% mảng bánh kẹo sẽ chỉ diễn ra trong giao dịch với một Cty con là BKD.
Nếu nhìn về mặt khách quan thì thương vụ M&A này sẽ đem lại cho Kinh Đô khoản tiền khổng lồ để tập trung đầu tư, kinh doanh các mảng khác như mì gói, cà phê hay dầu ăn trong tình cảnh thị trường bánh kẹo đang bão hòa – nguyên nhân mà KDC đưa ra. Cũng có thể hiểu sâu xa hơn là sau 21 năm khai phá một thị trường sơ khai với tốc độ tăng trưởng vượt trột, chọn thời điểm rời đi khi thị trường bão hòa là một quyết định đúng đắn để Kinh Đô tạo ra sức sống mới, đột phá tăng trưởng ở các lĩnh vực đầu tư mới.
Nhưng liệu rằng, khi bỏ miếng ngon nhưng Kinh Đô đã ăn nhiều ăn chán, sang mảng mì gói, cà phê hay dầu ăn- mảng đã phân cấp thị trường cho từng ông lớn như hiện nay thì có chắc là bước đường đi đúng đắn?
Hoa Liên
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy