May hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH Hưng Lộc, thị trấn Thới Lai (Cần Thơ). Ảnh: TTXVN
Không phải nền kinh tế châu Á nào cũng đã có báo cáo về tăng trưởng kinh tế quý 4/2020 và cả năm 2020. Tuy nhiên, theo tính toán của CNBC dựa trên các nguồn chính thức, trong đó có cả nguồn từ
Quỹ Tiền Tệ Quố tế, kinh tế Việt Nam vượt trội so với các nước trong khu vực năm 2020.
Theo số liệu thống kê của chính phủ công bố cuối tháng 12/2020, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,9% so với năm trước. Con số này tốt hơn mức tăng trưởng dự báo 2,3% của Trung Quốc trong cùng giai đoạn.
Các nhà kinh tế thuộc bộ phận nghiên cứu toàn cầu của ngân hàng Bank of America nhận định trong báo cáo công bố tháng này: “Với thành tích này, Việt nam có tăng trưởng cao nhất trong năm mà phần lớn thế giới chìm trong suy thoái”.
Nhiều nhà kinh tế lạc quan rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.
Để đạt được thành tích đó, Việt Nam đã làm tốt những việc như kiềm chế đại dịch COVID-19, xuất khẩu tốt và phục hồi ngành dịch vụ.
Kiềm chế đại dịch
Mặc dù gần Trung Quốc, nơi khởi phát đại dịch COVID-19, nhưng tới nay, Việt Nam mới có trên 1.500 ca mắc COVID-19 và 35 ca tử vong.
Cách Việt Nam xử lý đại dịch đã được quốc tế ca ngợi là mô hình cho các quốc gia đang phát triển noi theo và đã giúp nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng suốt năm 2020.
Theo các nhà kinh tế Bank of America, đà tăng trưởng kinh tế đó có thể sẽ tiếp tục trong năm 2021. Ngân hàng này dự báo nền kinh tế Việt Nam tăng 9,3% trong năm 2021 – tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với 6,7% mà Ngân hàng Thế giới dự báo.
Xuất khẩu nhanh phục hồi
Lô cà phê đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu sau hiệp định EVFTA. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Ngành sản xuất của Việt Nam chính là động lực chính giúp kinh tế có thành tích vượt trội năm 2020. Sản xuất tăng nhờ nhu cầu xuất khẩu bền vững. Các nhà kinh tế cho rằng đó là xu hướng sẽ tiếp diễn trong những năm tới.
Báo cáo tháng 12/2020 của cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch dự báo: “Chúng tôi thấy xuất khẩu Việt Nam trong những năm tới có quy mô tăng trưởng lớn”.
Việt Nam cũng đã ký một số hiệp đượng thương mại mới, như hiệp định với Anh và Liên minh châu Âu. Các hiệp định này có thể thúc đẩy tăng trưởng thương mại hơn nữa.
Phục hồi ngành dịch vụ
Đoàn khách du lịch đến Đà Nẵng bằng đường hàng không. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN
Ngành dịch vụ của Việt Nam, vốn bị tác động mạnh trong đại dịch, đã khôi phục dần vào cuối năm 2020.
Các nhà kinh tế cho rằng mức độ hồi phục ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch, sẽ là yếu tố quyết định tới tốc độ nền kinh tế Việt Nam trở lại con đường trước đại dịch nhanh tới đâu.
Ông Gareth Leather, nhà kinh tế châu Á cao cấp tại Capital Economics, nhận định triển vọng ngành du lịch Việt Nam dù yếu nhưng ông vẫn dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 10% trong năm nay – đây là một trong những dự báo lạc quan nhất.
Ông nói: “Cuối năm 2021, chúng tôi cho rằng GDP sẽ chỉ thấp hơn 1,5% so với mức tăng trưởng nếu chưa từng có đại dịch. Đây là khoảng cách thuộc hàng thấp nhất khu vực”.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy