Nguồn nước sinh hoạt của khu đô thị Tân Tây Đô, do chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư Hải Phát hợp tác kinh doanh với Công ty CP Đầu tư công nghệ môi trường Việt Nam (đơn vị cung cấp nước sạch - gọi tắt là Công ty cấp nước MTVN) theo HĐ số 61/HĐCCNS/HP-MTVN và bán lại cho khoảng 10.000 người dân KĐT Tân Tây Đô trong suốt mấy năm qua.
Ngày 17/11, trung tâm đã gửi công văn số 3921/YTDP-SKMT&SKTH thông báo kết quả cho Cty cấp nước MTVN, cùng các cơ quan có chức năng, thẩm quyền liên quan như Sở Y tế, Sở Xây dựng, UBND huyện Đan Phượng, Phòng Y tế huyện Đan Phượng, TTYT huyện Đan Phượng, BQT tòa nhà HHB, Cty CP Đầu tư Hải Phát.
Trong công văn ghi rõ, “3 chỉ tiêu: Clo dư, Amoni, Asen cao hơn quy chuẩn cho phép”.
Qua đó, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đề nghị Công ty CP Công nghệ Môi trường Việt Nam: “Đảm bảo chất lượng nước đạt QCVN 01:2009/BYT; Khắc phục ngay các nguyên nhân gây nên việc chất lượng nước không đảm bảo về các chi tiêu Clo dư, Amoni, Asen.
Thanh lý các cạn hóa chất không đảm bảo nhãn mác tại trạm cấp nước. Không sử dụng các hóa chất không đảm bảo quy định về nhãn mác chất lượng cho việc xử lý nước. Tổng vệ sinh khu vực sản xuất.
Sau khi hoàn thành khắc phục, thực hiện nội kiểm chất lượng nước, báo cáo kết quả về Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội".
Trạm cấp nước cho khu đô thị Tân Tây Đô
Trước đó, Ban Quản lý toà nhà Tân Tây Đô đã gửi mẫu nước đi thử nghiệm tại cơ quan có thẩm quyền vào thời điểm tháng 9/2017. Tới ngày 3/10, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã công bố kết quả thử nghiệm mẫu nước lấy tại căn hộ 2414- chung cư HHB.
Kết quả, hàm lượng Asen trong mẫu nước đã xét nghiệm là 0,03 mg/L. Như vậy, hàm lượng Asen này đã vượt “chuẩn” nước sinh hoạt theo Thông tư 04/2009/TT-BYT của Bộ Y tế là 3 lần.
Những kết quả trên phần nào cũng đang phản ánh đúng lo lắng của người dân nơi đây khi mà tình trạng hàm lượng Asen trong nước đã xuất hiện từ năm 2014 nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đáng lo ngại hơn khi mà vị trí địa lý tại trạm cấp nước này nằm ngay cạnh một dòng kênh ô nhiễm nặng nề, bốc mùi.
Nói về vấn đề trên, ông Khổng Minh Tuấn - PGĐ Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho hay, đơn vị cũng muốn xử lý cho xong sớm vấn đề này. Nhưng thực tế việc này cũng hạn chế, khó khăn. Việc đơn vị có bị chấm dứt hoạt động hay không là do UBND TP. Hà Nội. Còn các cơ quan chức năng như Sở Y tế, Sở Xây dựng, UBND huyện... thì đều có thể xử phạt. Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội chỉ là cơ quan kiểm định nguồn nước, không có chức năng xử lý.
Trước đó ông Đỗ Anh Tuấn – Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Đan Phượng đã thông tin lại cho PV, hiện nay đơn vị đang kiểm tra lại vị trí xây dựng trạm cung cấp nước đang gây nhức nhối này.
Hải Đăng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy