Dòng sự kiện:
Khám phá những hình thú bí ẩn được vẽ trên vách núi nghìn năm ở Trung Quốc
24/08/2015 07:43:36
ANTT.VN - Bức tranh đá Hoa Sơn nằm ở khu tự trị của dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc. Với những hình thù kỳ dị có từ hàng ngàn năm về trước đến bây giờ vẫn chưa có lời giải đáp, địa danh này đang được UNESCO cân nhắc để đưa vào danh sách các di sản văn hóa thế giới năm 2016.

Tin liên quan

Bức tranh đá Hoa Sơn nằm ở khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, phía nam Trung Quốc.

Bức tranh đá Hoa Sơn nằm ở khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, phía nam Trung Quốc. Khu tự trị này nằm về phía đông nam cao nguyên Vân Quý, phía bắc giáp các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, phía tây giáp tỉnh Vân Nam, phía đông kề tỉnh Quảng Đông, còn phía nam giáp Việt Nam và vịnh Bắc Bộ.

Nhiều người cho rằng bức tranh đá ở Hoa Sơn đã được tạo ra vào giữa thời Chiến Quốc (khoảng từ năm 403 - 221 TCN) và triều đại Đông Hán (26 – 220 SCN) bởi một nhóm người dân tộc có tên là Luo Yue.

Bức tranh đá Hoa Sơn nằm trong thung lũng sông Tả Giang. Khu vực này nổi tiếng với phong cảnh đẹp như tranh vẽ. Hoa Sơn trong ngôn ngữ của người dân tộc Choang là “Pay Laiz” có nghĩa là “một ngọn núi với những bức tranh đầy màu sắc”. Bức tranh đá Hoa Sơn nằm ở góc tây nam của dãy các ngọn núi đá vôi.

Bức tranh đá Hoa Sơn nằm trong thung lũng sông Tả Giang

Khu vực này nổi tiếng với phong cảnh đẹp như tranh vẽ.

Hoa Sơn trong ngôn ngữ của người dân tộc Choang là “Pay Laiz” có nghĩa là “một ngọn núi với những bức tranh đầy màu sắc”. 

Các du khách đang ngắm bức tranh đá Hoa Sơn trên vách đá dọc theo sông Tả Giang ở huyện Long Châu, thành phố Sùng Tả thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, phía tây nam Trung Quốc vào ngày 21/8/2015.)

Bức tranh đá Hoa Sơn nằm ở góc tây nam của dãy các ngọn núi đá vôi.

Nhiều người cho rằng bức tranh đá ở Hoa Sơn đã được tạo ra vào giữa thời Chiến Quốc (khoảng từ năm 403 - 221 TCN) và triều đại Đông Hán (26 – 220 SCN).

Trên vách đá dốc phía tây núi Hoa Sơn, ở phía trên mặt nước, có hơn 1800 hoa văn nghệ thuật được sơn trên đá, bao phủ trên một diện tích hơn 4000 m2. Những bức tranh ở đây nằm cách mặt sông Tả Giang khoảng từ 20 đến 40m, có hình ảnh cao nhất nằm cách mặt nước khoảng 120m. Đây được xem là bức tranh đá nghệ thuật lớn nhất thế giới. Các hoa văn được vẽ trên đá tuân theo một quy tắc nhất định. Tất cả các hình ảnh đều được vẽ đơn sắc, sơn bằng màu nâu đỏ và được thể hiện trên không gian hai chiều vì không hề có cảm giác là những bức tranh này đi theo kiểu phối cảnh xa gần hay có độ sâu của trường ảnh.

Trên vách đá dốc phía tây núi Hoa Sơn, ở phía trên mặt nước, có hơn 1800 hoa văn nghệ thuật được sơn trên đá, bao phủ trên một diện tích hơn 4000 m2. 

Các hoa văn được vẽ trên đá tuân theo một quy tắc nhất định. Tất cả các hình ảnh đều được vẽ đơn sắc, sơn bằng màu nâu đỏ và được thể hiện trên không gian hai chiều.

Trái ngược với nghệ thuật vẽ trên đá ở những vùng khác thuộc tây nam Trung Quốc, cũng như truyền thống nghệ thuật vẽ trên đá của Trung Quốc hay những nơi khác trên thế giới. Thường những hình ảnh như cảnh sinh hoạt đời sống hàng ngày như săn bắt, chăn thả, hái lượm và chiến đấu lại không được tìm thấy trong bức tranh đá ở Hoa Sơn. Chỉ có một vài hình ảnh thuộc mô típ này được vẽ ở đây, tuy nhiên phần lớn những hình người, động vật và một vài hình ảnh có vẻ như là đang miêu tả các công cụ như thanh kiếm, dao găm, trống và chuông.

Phần lớn những hoa văn ở đây là hình người, động vật và một vài hình ảnh có vẻ như là đang miêu tả các công cụ như thanh kiếm, dao găm, trống và chuông.

Cách vẽ ở núi Hoa sơn không giống với cách vẽ trên đá truyền thống của Trung Quốc hay những nơi khác trên thế giới. 

Thường những hình ảnh như cảnh sinh hoạt đời sống hàng ngày như săn bắt, chăn thả, hái lượm và chiến đấu lại không được tìm thấy trong bức tranh đá ở Hoa Sơn. 

Khoảng hơn 80% các hoa văn là hình người đang được vẽ trong cùng một tư thế: cánh tay giơ lên từ phần khuỷu tay và chân bán ngồi xổm. Một hình người nổi bật và dễ nhận thấy nhất ở phần trung tâm là một người có vẻ như đang đeo một thanh kiếm ở lưng hay nắm trong tay gì đấy, đứng trên một con vật giống như là một con chó. Bên cạnh người này có một đồ vật giống như hình dạng một chiếc trống đồng và đứng thành hàng xung quanh nhân vật này là những hình người khác nhưng lại không cầm vũ khí.

Một hình vẽ dễ nhận thấy ở đây là hình một người có vẻ như đang đeo một thanh kiếm ở lưng hoặc nắm trong tay, đứng trên một con chó. Bên cạnh người này có một đồ vật có vẻ giống như một chiếc trống đồng và có những hình người khác không cầm vũ khí đứng thành hàng xung quanh .

Trong vài thập kỷ qua, nhiều học giả Trung Quốc đã cố gắng để giải mã ý nghĩa của những hoa văn nghệ thuật trên đá Hoa Sơn. Nhiều lời giải thích đã được đưa ra nhưng cho đến nay vẫn chưa có rút ra một kết luận cuối cùng nào.  

Bức tranh đá Hoa Sơn đang được UNESCO cân nhắc để đưa vào danh sách các di sản văn hóa thế giới năm 2016.   

Vào tháng 10 năm nay các chuyên gia của thế giới sẽ đến Trung Quốc để kiểm  tra những bức tranh đá Hoa Sơn và quyết đinh xem địa danh này có được ghi nhận vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 2016 hay không.

Phương Phương - Theo bradshawfoundation.com, Tân Hoa Xã

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến