Tin liên quan
Theo giới chuyên gia đánh giá, tại thị trường Ấn Độ, smartphone vẫn là phương tiện kết nối chính với thế giới kỹ thuật số. Đặc biệt, "Ở Ấn Độ, phần lớn điện thoại bình dân, giá khoảng 100 USD là đã có màn hình 5 inch rồi. Họ thích màn hình lớn, vì đa phần không có máy tính bảng hay laptop", Neil Shah - Giám đốc nghiên cứu tại Counterpoint Technology Market Research cho biết.
Với những thuận lợi nhất định như dân số đông thứ 2 trên thế giới, người dân yêu thích công nghệ… đất nước “Cô dâu 8 tuổi” được xem là miếng bánh thị phần hấp dẫn không chỉ với Apple. Trước khi hãng này nỗ lực thâm nhập thị trường smartphone tầm trung thì Ấn Độ vốn đang bị thống trị bởi các sản phẩm chạy Android của Samsung và Huawei. Những tưởng ý tưởng của Apple sẽ giúp giấc mơ sở hữu Iphone “đắt đỏ” của quốc gia này trở thành hiện thực nhưng có vẻ nó mang tác dụng ngược lại.
Vì nay, ngành công nghiệp Ấn Độ đang chung tay ngăn chặn kế hoạch nhập khẩu và phân phối iPhone đã qua sử dụng của hãng bởi e sợ mức độ làm suy yếu nền kinh tế và môi trường của quốc gia trong thời gian dài. Thêm nữa, kế hoạch này thực sự có thể biến “đất nước vùng Nam Á” thành một bãi rác công nghệ của thế giới, không chỉ bởi smartphone cũ mà còn rác thải điện tử.
Điện thoại thông minh đã qua sử dụng không còn những linh kiện tốt trong đó pin phải thay thế thường xuyên. Ô nhiễm nghiêm trọng có thể xảy ra bởi Ấn Độ chưa có dây chuyền xử lý chất thải độc hại phát ra từ smartphone và các linh kiện bị phá hủy.
Như vậy, dù đã công khai nói lên tham vọng của mình tại Ấn Độ, theo ông Neil Shah, Viện nghiên cứu Counterpoint chia sẻ : “Apple có thể nhắm mục tiêu doanh số bán iPhone hàng năm là 10 triệu sản phẩm vào năm 2017” và đang trong quá trình được bật đèn xanh để mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên thì “ông hoàng công nghệ” Apple vẫn gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể, kế hoạch của "Táo khuyết" sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất smartphone tại địa phương. Một nhóm vận động hành lang đã tập hợp các ông lớn trong ngành công nghiệp, cùng nhau viết một kiến nghị gửi cho chính phủ, phản đối kế hoạch của Apple. Họ cho rằng kế hoạch này sẽ gây nguy hiểm cho các doanh nghiệp địa phương, tăng chất thải điện tử và về cơ bản đi ngược lại những gì chính phủ Ấn Độ đã làm trong chương trình "Make in India" từ năm 2014 nhằm khuyến khích sản xuất trong nước. Nhóm phản đối bao gồm các công ty như Micromax, Intex và Samsung.
Chính phủ Ấn Độ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này.
Thu Cúc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy