Còn 200.000 tỷ đồng chờ doanh nghiệp vay
Thông tin này được ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM đưa ra hôm 19/10 khi được hỏi về tình hình cho vay vốn của doanh nghiệp hiện nay tại buổi toạ đàm trực tuyến "Khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) mùa cuối năm do Ngân hàng Bản Việt tổ chức".
Khi COVID-19 bùng phát, một số doanh nghiệp dệt may đã chuyển sang may khẩu trang nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nên phương án này thường được ngân hàng xem xét cho vay. (Nguồn:TNG)
Tuy nhiên, dù ngân hàng có thừa nguồn tiền để cho vay nhưng thực tế doanh nghiệp chưa nhiều tiếp cận được. Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, doanh nghiệp muốn vay tiền đều phải có tài sản, chứ ít khi được vay bằng tín chấp.
“Theo tôi biết, vừa qua, những doanh nghiệp nào có mối quan hệ làm ăn lâu dài với ngân hàng rồi thì vay vốn được dễ dàng hơn, còn doanh nghiệp mới vay lần đầu thường rất khó khăn”, ông Tiến Dũng nói.
Theo ông Nguyễn Thành Nhân, Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng Bản Việt, bản thân SMEs đang chiếm 90% số lượng doanh nghiệp hiện nay và đây là những doanh nghiệp luôn cần nguồn vốn mà đặc thù của họ là có tài sản rất ít, thậm chí không có tài sản. “Để cho doanh nghiệp vay, chúng tôi phải thấy triển vọng, phương án kinh doanh khả thi từ doanh nghiệp”, ông Thành Nhân cho hay.
Đáp lại nhận định trên, ông Tiến Dũng cho rằng, đa phần các doanh nghiệp đều có phương án kinh doanh và doanh nghiệp đều có suy nghĩ - đó là phương án kinh doanh thành công. Do đó, nên chăng doanh nghiệp và ngân hàng cùng ngồi lại bàn bạc, trao đổi để cùng đưa ra một phương án kinh doanh mà cả hai đều nhận thấy khả thi và có triển vọng trong tương lai.
Lo ngại doanh nghiệp tìm đến tín dụng đen
Cũng có ý kiến cho rằng, nếu doanh nghiệp cần vốn nhưng không vay được từ ngân hàng, doanh nghiệp sẽ tìm đến nguồn tín dụng đen. Tuy nhiên, phía Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho rằng, lâu nay, tín dụng đen chỉ xuất hiện do nhu cầu vay cá nhân mà chưa nghe thông tin doanh nghiệp vay tín dụng đen (có lãi suất cao, không cần tài sản thế chấp) để lấy nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo ông Hoàng Minh, lý do ngân hàng có tiền mà doanh nghiệp không tiếp cận vay được là do các ngân hàng không nới các điều kiện cho vay, vì nếu nới lỏng thì có thể làm cho tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng lên.
Theo ông Tiến Dũng, do ảnh hưởng của COVID-19, bao nhiêu nguồn tài sản đủ điều kiện thế chấp vay vốn doanh nghiệp thì đã dùng hết rồi. Do đó, nếu ngân hàng có thể xem xét đến tiêu chí - tài sản hình thành trong tương lai như là một điều kiện cho vay thì tốt cho doanh ngiệp.
Để giải quyết bài toán bên có tiền mà không có ai vay, bên thiếu lại không tìm được nguồn vốn, phía Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, thời gian tới, sẽ làm cầu nối cho các doanh nghiệp với các ngân hàng thương mại.
Tác giả: Ngọc Hùng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy