Tin liên quan
Ảnh minh họa
Chiều 8/3, Cục QLCS Bộ Tài chính tổ chức họp báo định hướng sửa đổi, bổ sung chính sách xe ô tô công, thay thế Quyết định 32/2015/TTg ban hành ngày 4/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nội dung dự thảo đang được lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, trước khi trình Thủ tướng phê duyệt.
Đã thanh lý hơn 1.100 xe công, vẫn còn 2.000 xe dư thừa
Theo Cục Quản lý công sản, số lượng ô tô công tính đến ngày 31/12/2016 là 34.214 chiếc. Trong đó, xe cho chức danh 864 chiếc, xe phục vụ công tác chung 17.000 chiếc và xe chuyên dùng 16.883 chiếc.
Riêng số xe chuyên dùng tính đến 03/03/2017 là 16.883 xe, trong đó số xe mua mới từ 21/9/2015 đến 03/03/2017 (cơ sở dữ liệu) là 1.102 xe, số xe chuyển từ xe phục vụ công tác chung sang xe chuyên dùng (theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương) là 643 xe.
Chi phí nuôi mỗi xe công một năm là 320 triệu đồng, gồm xăng xe, khấu hao, lái xe…
Sau một năm rưỡi áp dụng Quyết định 32/2015/TTg, thông qua báo cáo chưa đầy đủ của các bộ ngành, địa phương, cả nước sàng lọc hơn 3.100 chiếc xe công dư thừa và đã thanh lý hơn 1.100 chiếc, bình quân thanh lý 46,2 triệu đồng/xe, trong đó có hơn 760 xe đã được báo cáo nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Như vậy hiện vẫn còn dôi dư 2.000 xe công trên cả nước và con số thực tế còn lớn hơn vì số liệu chưa đầy đủ.
Việc triển khai Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg bên cạnh những kết quả đạt được cũng phát sinh một số vướng mắc như: tuy số lượng xe phục vụ công tác chung đã giảm, nhưng xe chuyên dùng có xu hướng tăng, việc quy định phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức xe chuyên dùng cho các bộ, ngành, địa phương dẫn đến việc ban hành tiêu chuẩn; định mức và bố trí xe chuyên dùng chưa thống nhất; định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tại một số cơ quan, đơn vị còn có quy định chưa phù hợp; chế độ khoán kinh phí sử dụng xe theo cơ chế tự nguyện nên còn ít chức danh đăng ký áp dụng…
Từ thực tiễn tình hình quản lý, sử dụng xe công thời gian qua và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 và gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương (tại Công văn số 2399/BTC-QLCS ngày 23/02/2017), với nội dung quy định theo hướng: tiếp tục điều chỉnh tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trên cơ sở không gây ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; quy định tiêu chuẩn, định mức trang bị xe công gắn với chức năng nhiệm vụ, biên chế, địa bàn hoạt động.
Thứ trưởng, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND đi xe khoán kinh phí
Ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục QLCS cho biết dự thảo sẽ thay đổi mạnh mẽ cơ chế quản lý, sử dụng xe công theo hướng cắt giảm mạnh về số lượng đối với cả 3 loại xe công: xe phục vụ chức danh, xe phục vụ công tác chung, xe chuyên dùng.
Theo đó, nhiều chức danh lãnh đạo sẽ bắt buộc phải khoán kinh phí, không được sử dụng xe công đưa đón đi làm.
Cụ thể, đối với chức danh có hệ số phụ cấp từ 1,25 trở lên (bao gồm thứ trưởng, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND...), nếu áp dụng quy định này thì sẽ không còn xe riêng đưa đón. Thay vào đó sẽ nhận khoán kinh phí để tự bố trí xe đi làm hằng ngày. Theo phương án này, số lượng xe công cắt giảm dự kiến khoảng 700 chiếc.
Đối với ô tô phục vụ công tác chung, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án. Phương án 1, tại các bộ, cơ quan ngang bộ, các cục, vụ giảm 1/2 định mức hiện hành, chỉ còn tối đa 1 xe cho mỗi đơn vị (tùy theo biên chế). Riêng văn phòng bộ được bổ sung 2 xe để phục vụ công tác chung cho các thứ trưởng khi đi công tác (vì không còn xe riêng). Cấp tổng cục giảm từ 2 đơn vị/xe xuống còn 3 đơn vị/xe. Phương án 2, 2 đơn vị cấp cục, vụ của bộ chỉ được bố trí 1 xe, còn cấp tổng cục thì 4 đơn vị mới được sử dụng 1 xe, không phân biệt biên chế.
Nếu áp dụng theo phương án 1, cả nước sẽ giảm khoảng 42% ô tô phục vụ công tác chung, theo phương án 2 giảm 62%, so với số xe tại thời điểm Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg có hiệu lực.
Trước đó, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 02/11/2016, đến năm 2020, cả nước phải giảm được 30%-50% số lượng xe công phục vụ công tác chung.
Dự thảo nêu rõ các bộ ngành có 6 tháng để rà soát, sắp xếp lại xe công và chậm nhất 12 tháng sau ngày quyết định mới có hiệu lực phải gửi báo cáo thực hiện về Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
V.P
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy