¾ khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn dùng tiền mặt
05/04/2017 13:52:35
ANTT.VN – Chủ tịch ECB Mario Draghi cho hay mặc dù các phương thức thanh toán điện tử đang phát triển rất nhanh, song tiền mặt vẫn đóng vai trò lớn trong nền kinh tế của khối các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu.

Tin liên quan

Chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu Mario Draghi

“Dù đang ở trong thời đại kĩ thuật số, tiền mặt vẫn thể hiện được tầm qua trọng của nó trong cuộc sống của chúng ta”. Draghi phát biểu trong buổi ra mắt tờ tiền 50 Euro mới ngày hôm qua.

Lời phát biểu của Mario Draghi hi vọng có thể làm dịu bớt những lo lắng từ nước Đức, họ cho rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đang cố gắng giảm thiểu sự phụ thuộc vào tiền mặt trong khối những quốc gia sử dụng đồng Euro.

ECB vừa qua đã có một cuộc khảo sát về mức độ phổ biến của giao dịch tiền mặt trên toàn khu vực đồng tiền chung châu Âu. Kết quả chỉ ra rằng tới 3/4 thanh toán giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt. Đây là con số có phần gây sốc sau những nỗ lực không ngừng của ECB nhằm biến Liên minh châu Âu (EU) trở thành một nền kinh tế không tiền mặt.

Năm ngoái, ECB đã quyết định ngưng phát hành và lưu thông tờ tiền mệnh giá 500 Euro và được xem như bước đi đầu tiên, mở đường cho việc tiến tới một xã hội phi tiền mặt ở châu Âu.

Quyết định thu hồi tờ 500 Euro cũng nằm trong khuôn khổ của cuộc đấu tranh chống hoạt động cung cấp tài chính cho khủng bố nên được sự ủng hộ mạnh mẽ từ một số nước lớn trong đó có Pháp, cùng với đó là những nước vốn đã đi tiên phong trong việc loại bỏ tiền mặt như Thụy Sỹ và Thụy Điển.

Tuy nhiên điều này lại đi ngược lại quan điểm của người Đức, thậm chí Ngân hàng trung ương Đức Bundesbank còn phản đối việc cấm tiền mặt tại EU. Đức cũng là nước có tỉ lệ sử dụng tiền mặt nhiều nhất châu Âu. Khoảng 80% các vụ giao dịch tại Đức được thực hiện bằng tiền mặt trong khi tỷ lệ này chỉ chiếm 50% tại Mỹ. Thậm chí, tiền mặt chiếm 82% thị trường thanh toán tại Đức cho dù đó có là khoản tiền lớn đi chăng nữa, cao hơn bất kỳ nước nào tại Châu Âu.

Theo ngân hàng trung ương Đức, việc cấm tiền mặt đi ngược lại quyền tự do tích trữ tài sản và tự do sử dụng hình thức thanh toán.

Võ Quyền

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến