Tin liên quan
- Kỳ 1: Những người góp phần làm nên lịch sử
- Kỳ 2: Những người góp phần làm nên lịch sử
- Kỳ 3: Những người góp phần làm nên lịch sử
- Kỳ 4: Những người góp phần làm nên lịch sử
- Kỳ 5: Những người góp phần làm nên lịch sử
- Kỳ 6: Những người góp phần làm nên lịch sử
- Kỳ 7: Những người góp phần làm nên lịch sử
Trong căn nhà nhỏ trên đường Trần Quốc Tuấn, quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh), chiến sĩ biệt động Sài Gòn Huỳnh Phi Long, đã ở tuổi 76 như đang sống lại những ký ức một thời oanh liệt.
Kể về những ngày cuối tháng 4/1975, ông cùng anh em chiến sĩ Tiểu đoàn 4, Trung đoàn Gia Định, hiệp đồng tổ chức với các đơn vị khác đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất, ông nói đó là những ngày chứa chan hạnh phúc của ông và đồng đội, vì niềm tin về cuộc tổng tiến công thần tốc sẽ toàn thắng để giành độc lập cho dân tộc.
Ông nhớ lại, vào giữa năm 1974, ông là Đại đội trưởng Đại đội 2 biệt động Sài Gòn (Đoàn 195) nhận lệnh ém quân, xây dựng lực lượng tại An Phú Đông (Gò Vấp) để chuẩn bị cho kế hoạch giải phóng miền Nam 1976. Tuy nhiên, thời cơ đến sớm hơn dự định.
Lúc đó là 3 giờ 15 phút sáng ngày 30/4, pháo kích bắt đầu tấn công dồn dập vào sân bay, lực lượng Tiểu đoàn 4 kích hoạt bộc phá, tiếng nổ long trời đã phá nát hệ thống hàng rào bảo vệ sân bay của địch. “Lúc đó, chúng tôi chỉ chờ xe tăng của quân ta ập tới, sẽ cùng tiến vào sân bay.
Dù trưa ngày 30/4, Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng, nhưng trong đêm 30/4, Tiểu đoàn 4 vẫn tiếp tục nổ súng để tiêu diệt gọn toán tàn quân biệt kích dù của ngụy có ý định tiêu diệt Ban chỉ huy Tiểu đoàn 4. Ông nhớ lại: “Chúng tôi phát hiện có dấu hiệu khoảng 12 tên địch có ý đồ men theo đường dây liên lạc để tới lán trại Ban chỉ huy Tiểu đoàn.
Người lính trung kiên
Sau câu chuyện mùa xuân đại thắng 1975, người lính Huỳnh Phi Long ngậm ngùi nhớ lại những ngày tháng hoạt động trong nội thành. Ông cùng các chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã thực hiện nhiều nhiệm vụ táo bạo, tổ chức các trận đánh bất ngờ, tiêu diệt kẻ địch ngay tại đầu não quân thù vào thập niên 60.
“Có thể kể đến như trận tiêu diệt bọn cố vấn Mỹ tại bến xe buýt đường Hồng Bàng, tiêu diệt bọn cảnh sát địch tại sân tập Bình Thới, quận 1... đã khiến bọn chúng điên đầu. Còn trận đánh tàu Mỹ Cảnh là chúng tôi trả thù cho đồng chí Trần Văng Đang, một chiến sĩ biệt động vừa bị bọn chúng tử hình trước đó”, ông bùi ngùi nói.
Trong cuộc đời hoạt động của người chiến sĩ biệt động Sài Gòn, ông đã từng bị địch bắt tra khảo. “Ngày 11/11/1966, chúng tôi nhận lệnh đánh bom để phá hoại hoạt động chào mừng ngày quốc khánh của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Ngày 29/10/1966, tôi bị địch bắt tại cầu Cây Gõ, quận 6 khi vận chuyển lựu đạn chuẩn bị cho trận đánh.
Ông kể, trong những ngày tháng bị giam cầm ở Côn Đảo, địch biệt giam ông và nhiều chiến sĩ cách mạng khác ở chuồng cọp vì ngay trong chốn lao tù, ông và những chiến sĩ kiên trung khác vẫn tiếp tục đấu tranh, chống chào cờ, hát quốc ca địch, đòi tuyệt thực để thả tự do cho những người không án, anh em bệnh tật... Mãi đến khi Hiệp định Paris được ký kết, ông mới được địch trao trả tù bình vào ngày 21/3/1973.
Trên ngực áo màu xanh người lính, những tấm huân, huy chương được Đảng, Nhà nước trao tặng cho ông như lời thề son sắc của người lính giải phóng quân năm xưa “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy