Tin liên quan
Dự án dưới 100ha, không cần xin ý kiến?
Chiều qua (25/03), chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – môi trường Nguyễn Thái Lai - người phụ trách trực tiếp lĩnh vực tài nguyên nước - cho biết trước mắt Bộ TN-MT đã chỉ đạo các đơn vị của bộ kiểm tra.
Khu vực thực hiện "Dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai"
Trước đó, về vấn đề dự án cảnh quan ven sông Đồng Nai không được báo cáo Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương mà do lãnh đạo tỉnh quyết định, theo Phó giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Thanh Lâm, Điều 21, Nghị định số 11/2013 của Chính phủ nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận đầu tư sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng đối với các trường hợp dự án quy mô sử dụng đất từ 100 hécta trở lên; dự án thuộc địa giới hành chính của 2 tỉnh trở lên, hoặc khu vực có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng. UBND cấp tỉnh quyết định chấp thuận đầu tư đối với các dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 hécta đến dưới 100 hécta sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng. UBND cấp tỉnh quyết định chấp thuận đầu tư các dự án còn lại.
“Như vậy, dự án cảnh quan ven sông Đồng Nai quy mô chỉ 8,4 hécta nên không cần xin ý kiến của Bộ Xây dựng mà do lãnh đạo tỉnh quyết định sau khi đã thống nhất chủ trương” – Phó Giám đốc sở Xây dựng khẳng định.
Dự án của địa phương tỉnh Đồng Nai
Về việc không lấy ý kiến các bộ ngành và các địa phương khác, đại diện Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai lại cho rằng: “Dù đây là dự án nằm trên lưu vực sông Đồng Nai nhưng là dự án của địa phương nhằm tạo cảnh quan và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, không nằm trong đề án sông Đồng Nai nên không phải xin ý kiến”.
Dự án do chủ đầu tư xây dựng Toàn Thịnh Phát thực hiện hứa hẹn sẽ tạo điểm nhấn cho TP Biên Hòa (Đồng Nai)
Hôm qua (25/03), đại diện Văn phòng Chính phủ cũng đã làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai để nghe báo cáo về tính pháp lý của dự án cải tạo cảnh quan và đô thị ven sông Đồng Nai.
Tại buổi làm việc, các sở ngành liên quan đến việc thẩm tra, đánh giá dự án trên đã trình bày quá trình phê duyệt, cấp phép cho dự án.
Qua đó, đại diện địa phương đều bảo lưu quan điểm dự án này được cấp phép đúng trình tự thủ tục pháp luật. Sau khi nghe báo cáo, đoàn công tác của Văn phòng Chính phủ chưa có ý kiến gì về dự án này.
Chiều 25-3, ông Trần Văn Nam - chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (tỉnh thành có sông Đồng Nai chảy qua)- cho biết hiện nay việc lấy ý kiến đối với những dự án liên quan tới bờ sông cũng có một số văn bản quy phạm pháp luật quy định, nhưng chưa thật sự rõ ràng.
Thông thường với những dự án có tác động lớn như làm thủy điện chắc chắn phải lấy ý kiến của các tỉnh có dòng sông đi qua. Còn với những dự án có tính chất cục bộ của từng tỉnh có thể không cần phải xin ý kiến các tỉnh.
Riêng về dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị dọc bờ sông Đồng Nai, ông Nam cho biết đến nay UBND tỉnh Bình Dương không nhận được ý kiến trao đổi nào từ UBND tỉnh Đồng Nai.
Hoa Liên
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy