Lịch sử phát triển của ngành Bia
27/02/2015 15:17:13
ANTT.VN – Từ chỗ chỉ có hai nhà máy Bia Hà Nội và Bia Sài Gòn, đến nay, cả nước ta đã có 496 cơ sở sản xuất với năng lực 1021 triệu lít/năm,… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thay thế các sản phẩm nhập khẩu.

Tin liên quan

Ngày nay, bia không còn xa lạ với nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết đến nguồn cội của thức đồ uống quen thuộc này:

Hoa Boublon: hương vị bia

Theo các nhà khảo cổ học, dụng cụ nấu bia đầu tiên có nguồn gốc từ người Babylon, được chế tạo từ thế kỷ 37 trước Công Nguyên. Người cổ Trung Quốc làm bia  từ lúa mì, lúa mạch được gọi là “kyui”. Sau đó, bia được truyền sang Châu Âu. Và cho đến thế kỷ IX người ta bắt đầu biết đến hoa Houblon. Đầu thế kỷ XV, hoa Houblon được dùng chính thức để tạo hương vị cho bia. Năm 1516, ở Đức có Luật Tinh khiết, quy định rằng: bia chỉ được sản xuất từ lúa mạch, hoa Houblon và nước.

nha-may-san-xuat-bia-vao-the-ky-16

Một nhà máy sản xuất bia vào thế kỷ 16

Năm 1870, máy lạnh được dùng trong công nghiệp sản xuất bia.

Năm 1897, nhà bác học người Pháp đã phát hiện ra nấm men. Từ đó, chất lượng bia được nâng lên đáng kể, ngành công nghiệp sản xuất bia đã phát triển mạnh, sản phẩm tạo ra đã thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người.

hoa-bia

Hoa Houblon được dùng để tạo hương vị cho bia

Ngày nay, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bia vẫn là malt, hoa Houblon và nước. Ngoài ra còn một số nguyên liệu thay thế như: mỳ, gạo, đường, một số chất phụ gia và vật liệu khác.

Khi đời sống được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng rượu bia, nước giải khát cũng tăng, lại là ngành có lợi nhuận cao nên trở thành ngành công nghiệp tiêu dùng quan trọng, có mức tăng trưởng cao. Do có vị thế như vậy nên mức sản xuất và tiêu dùng trên thế giới khá cao. Hiện nay, mức tiêu thụ bình quân của thế giới là 22 lít/người/năm; các nước Đức, Bỉ, Anh có mức tiêu thụ bình quân  từ 100 – 140 lít/người/năm.

Châu Á là một trong những khu vực có mức tiêu dùng bia tăng nhanh, trong đó, Trung Quốc đứng thứ nhì trên thế giới về sản xuất bia (sau Mỹ), với hơn 800 nhà máy bia đạt sản lượng 137 triệu hectolit vào năm 1993.

Ngành bia Việt Nam

Sản xuất bia được người Pháp đưa vào nước ta cuối thế kỷ 19, chính là Nhà máy Bia Hà Nội và Nhà máy Bia Sài Gòn. Lúc đầu thiết bị rất thô sơ, lao động hoàn toàn thủ công do hai người Pháp là ông Alfred Hommel ở Hà Nội và ông Victor La Rue ở Sài Gòn quản lý.

day-chuyen-hien-dai

Hiện nay, bia được sản xuất với dây chuyền hiện đại 

Từ những năm 1970 do chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, đời sống của các tầng lớp nhân dân có những bước cải thiện quan trọng, lượng khách du lịch, các nhà đầu tư vào Việt Nam tăng nhanh, càng thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế. Do đó, chỉ trong thời gian ngắn, ngành Bia Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, thông qua việc đầu tư, khôi phục sản xuất của các nhà máy bia sẵn có, mở rộng đầu tư liên doanh với nước ngoài và xây dựng thêm các nhà máy bia của các địa phương, Trung ương, tư nhân và cổ phần trên phạm vi cả nước.

chi-nhanh-bia

Các nhà máy bia mở rộng nhiều cơ sở sản xuất trên khắp tỉnh thành trong cả nước

Ngành Bia phát triển tạo điều kiện cho các ngành sản xuất khác phát triển như: nông nghiệp, giao thông, cơ khí, bao bì (nhựa, thủy tinh, giấy, kim loại,…).Tính bình quân sản xuất 1 triệu lít bia của công ty quốc doanh Trung ương tích lũy cho Nhà nước từ 4-6 tỷ đồng.

Ngành bia còn thu hút nguồn lao động đáng kể, tận dụng các nguồn nội lực sẵn có trong nước và có điều kiện mở rộng ra thị trường thế giới. Vì vậy, sản phẩm của ngành chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Ngành đã được đầu tư cơ sở vật chất tương đối lớn, nhiều cơ sở có thiết bị, công nghệ hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm có tín nhiệm với người tiêu dùng trong nước hoặc khu vực như: bia 333, bia Hà Nội, bia Sài Gòn,…

Từ chỗ chỉ có 2 nhà máy là bia Hà Nội và bia Sài Gòn, đến nay, cả nước ta có 469 cơ sở sản xuất với năng lực 1021 triệu lít /năm. Hiện nay, bình quân tiêu thụ bia đầu người trong một năm là 8,5 lít. Với tốc độ phát triển nhanh, đáp ứng về số lượng và chất lượng, các sản phẩm bia Việt đang dần dần thay thế sản phẩm nhập khẩu và nâng cao giá trị nông sản thực phẩm.

Hoàng Hà

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến