Dòng sự kiện:
Liều mình vượt sông sâu đến trường
10/12/2017 10:02:31
Sống biệt lập bên kia dòng sông Đak Rông (huyện Đak Rông, tỉnh Quảng Trị), những học sinh người đồng bào thiểu số Vân Kiều, Pa Cô tại xã Tà Rụt đến trường gặp nhiều trắc trở.

Sông Đak Rông rất sâu, cách bờ tầm 2m là ngập đầu người lớn, nên người điều khiển phải bơi để kéo phao.

Sông sâu, nhưng không cầu, không thuyền, bố mẹ hoàn cảnh khó khăn nên các em phải tự lực chuyện đi lại.Đặc biệt, tại thôn A Liêng, có hơn 120 học sinh các cấp, trong đó khoảng 30 em là học sinh mầm non.

Dù số tuổi đếm chưa hết một bàn tay, nhưng hằng ngày trẻ phải liều mình trèo lên chiếc phao bằng ruột lốp xe ôtô chắp vá, nhờ người đi đường kéo từ bờ bên này sang bờ bên kia. Những đứa trẻ đi đứng còn chưa vững chơ vơ giữa dòng sông, tính mạng mong manh bởi quá nhiều hiểm nguy rình rập.

Theo lãnh đạo huyện miền núi Đak Rông, địa phương có đến 8 thôn chưa có cầu, sống biệt lập bên kia dòng Đak Rông, đồng nghĩa với việc học sinh và người dân hằng ngày đi lại phải lội sông. Vì không có kinh phí, nên chính quyền chỉ biết tuyên truyền bà con cẩn thận việc qua lại, và đề nghị cấp trên xem xét hỗ trợ, nhưng đã nhiều năm trôi qua vẫn chưa có câu trả lời.

Ở những vùng này, vào mùa nắng, nước sông cạn, việc đi lại của người dân còn cố gắng được. Nhưng về mùa mưa, nước sâu và chảy xiết, lòng sông rộng ra thì bản làng bị cô lập, mọi sinh hoạt gói gọn trong những nóc nhà sàn nhỏ tí ti khi nhìn từ bờ bên này sang.

Thôn A Liêng của xã Tà Rụt ở bên kia sông Đak Rông, hằng ngày hơn 30 trẻ phải đi bộ một quãng đường khá xa và vượt sông để sang điểm Trường Mầm non A Vương học

6h lớp mầm non tan học, trẻ đi bộ xuống bờ sông để nhờ người lớn đưa sang sông. Trong ảnh, “người lớn” tên là Hồ Văn Khủa, học sinh lớp 6 Trường THCS Tà Rụt. Khủa đặt 4 trẻ lên phao cùng ủng, hộp đựng cơm

Khi 4 trẻ ngồi cân bằng trên phao, Khủa kéo 4 trẻ đi dọc theo bờ sông rồi bắt đầu quá trình vượt sông.

5 trẻ mầm non này may mắn được anh Hồ Văn Đót (30 tuổi, trú tại thôn A Liêng) đưa sang sông

Sông Đak Rông rất sâu, cách bờ tầm 2m là ngập đầu người lớn, nên người điều khiển phải bơi để kéo phao

Không chỉ các em học sinh, phụ nữ và người già cũng được vận chuyển bằng phao khi qua sông. Ð Qua được bờ bên kia, học sinh phải đi một quãng nữa mới đến. Ông Hồ Minh Riêng, Trưởng thôn A Liêng mong muốn, làm sao có cây cầu tràn, hoặc cầu treo cho dân đỡ khổ.

Theo Lao động

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến