Trong 2 năm trở lại đây, thực hiện chính sách chuyển đổi mô hình phát triển nông nghiệp, xác định điều kiện, thổ nhưỡng và thực tế tại địa phương, UBND xã Sơn Bình đã chuyển đổi đất bỏ hoang và đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Qua đó, có nhiều mô hình đã bắt đầu cho thu nhập kinh tế cao.
Chủ tịch UBND xã Sơn Bình Cù Xuân Điền cho biết, Đảng bộ xã đã ra nghị quyết về việc chuyển đổi, coi đây là hướng đi mới để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
"Căn cứ thực tế nhu cầu của cơ sở, chúng tôi đã chỉ đạo từng chi bộ, từng thôn xây dựng vùng chuyển dịch, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan chuyên môn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản cho nhân dân. Cùng với đó, chúng tôi thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tham quan để bà con cập nhật kiến thức cũng như kinh nghiệm sản xuất", ông Điền thông tin thêm.
Mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá của anh Lê Thanh Lương tại xứ đồng Cựa Trộ với quy mô 2 ha.
Sau thời gian triển khai, các mô hình bước đầu đã góp phần hình thành các vùng sản xuất cây, con mới, cho thu nhập cao, cải thiện đời sống nông dân.
Trong đó có mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá của hộ anh Lê Thanh Lương, ở xóm 5 với diện tích chuyển đổi là 2ha. Bên cạnh đó, đoàn thanh niên cũng đã vận động thành lập HTX chăn nuôi tổng hợp Thanh Lương với 7 thành viên tham gia.
Vừa phát triển nuôi trồng thủy sản anh Lương vừa phát triển đàn bồ câu với hàng trăm con.
Anh Lê Thanh Lương vui mừng cho biết: Sau khi "ra ở đồng" gia đình tôi đã có hướng phát triển kinh tế mới tăng thu nhập. Cuộc sống gia đình đã có nhiều đổi thay nhờ làm kinh tế trang trại.
Đặc biệt, xã đã chuyển đổi thành công các vùng trũng, ao hồ không sử dụng được do xí nghiệp gạch Tuynel lấy nguyên liệu sản xuất thành lập được 3 mô hình nuôi trồng thủy sản. Trong đó, hộ Ông Nguyễn Quốc Khánh với diện tích 3ha tại xứ đồng Đồng Rậm, ông Lê Văn Nam diện tích 2ha tại xứ đồng Như Lai và ông Nguyễn Đình Phổ với diện tích 2ha tại xứ đồng Cồn Ngoài. Ngoài ra, thành lập được 1 tổ hợp tác (THT) nuôi trồng thủy sản của ông Nguyễn Đình Phổ với 3 thành viên tham gia.
Sản phẩm nuôi trồng thủy san tại khu vực Bàu Hàn xóm 3, với quy mô 1,5 ha/1 mô hình.
Chuyển đổi từ Bàu Hàn, ban đầu là một ao bèo không ai sử dụng, UBND xã Sơn Bình đã vận động 5 hộ gia đình tiến hành vớt bèo, cải tạo xây dựng được 5 mô hình nuôi trồng thủy sản với diện tích trung bình mỗi hộ 1,5ha. Trong 5 mô hình nuôi trồng thủy sản này thành lập được 3 THT nuôi trồng thủy sản.
Mô hình chăn nuôi tổng hợp của ông Nguyễn Quốc Khánh tại xứ đồng Đồng Rậm với quy mô 3 ha.
Để có được kết quả nêu trên, xã Sơn Bình đã triển khai nhiều biện pháp tạo thuận lợi cho người dân tại các vùng chuyển dịch ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản như: Đầu tư xây dựng đường giao thông, điện lưới tới các khu chuyển dịch, chỉ đạo các ngành, đoàn thể chủ động phối hợp các cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là công tác vệ sinh ao nuôi, phòng bệnh cho cá, tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho các hộ vùng chuyển dịch...
Tập trung chỉ đạo chuyển yếu tố bất lợi trong sản xuất nông nghiệp do địa hình thấp trũng, chua phèn trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển mô hình trang trại tổng hợp trồng trọt kết hợp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản..
Anh Thơ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy