Công ty sẽ lập kế hoạch di dời và xin UBND thành phố Hà Nội chấp thuận.
Công ty cổ phần Giầy Thượng Đình vừa công bố các tài liệu để họp đại hội cổ đông thường niên vào cuối tháng 6 này.
Theo số liệu kinh doanh năm 2018, doanh thu Giầy Thượng Đình đạt 174 tỷ đồng, giảm hơn 14% so với năm trước. Điều này khiến lợi nhuận gộp giảm tới 40%, xuống chỉ còn 16,3 tỷ đồng.
Khoản lợi nhuận này không đủ để trang trải cho các khoản chi phí, mà lớn nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp, lên tới gần 28 tỷ đồng. Vì vậy, Giầy Thượng Đình tiếp tục báo lỗ 17 tỷ đồng và là năm thứ 2 liên tiếp thua lỗ kể từ sau khi cổ phần hóa.
Theo lý giải của Giầy Thượng Đình, trong năm qua, do thay đổi xu hướng tiêu dùng giầy dép, chuyển từ dòng giầy vải lưu hóa sang dòng giầy thể thao gò dán, các đơn hàng xuất khẩu sang châu Âu của công ty giảm mạnh.
Bên cạnh đó, giá sản phẩm còn cao, khó cạnh tranh với các nhà cung cấp giầy ở Việt Nam và Trung Quốc. Hiện nay, Giầy Thượng Đình cho biết, các chi phí thực tế chung công ty cũng chỉ tính toán một phần vào giá thành, vì nếu đưa hết vào thì giá quá cao, không thể chào hàng được. Thực tế sau khi cổ phần hóa, chi phí khấu hao của công ty tăng đột biến, tiền thuê đất cũng tăng và quá cao đối với công ty sản xuất giầy đơn thuần cùng ngành.
Trong năm 2018, Giầy Thượng Đình sản xuất được 1,53 triệu đôi giày, đạt 87% kế hoạch và giảm 20% so với năm trước. Sản lượng tiêu thụ nội địa đạt 1,62 triệu đôi, giảm 13% so với 2017.
Năm 2019, Giầy Thượng Đình đặt mục tiêu doanh thu gần như không đổi so với 2018, ở mức 175 tỷ đồng. Công ty lên kế hoạch có lãi khiêm tốn, chỉ 50 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu so với mức lỗ lớn 2 năm vừa qua, thì kế hoạch này nếu đạt được cũng đã rất tích cực.
Để đạt được mục tiêu, Giầy Thượng Đình có kế hoạch di dời cơ sở sản xuất tại 277 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội. Nguyên nhân là do sản xuất tại địa điểm này rất bất lợi do chi phí quá cao, sản xuất kinh doanh không thể bù đắp được chi phí thực tế, đặc biệt là chi phí thuê đất, chi phí khấu hao. Hội đồng quản trị công ty sẽ lập kế hoạch di dời, xin UBND thành phố Hà Nội chấp thuận kế hoạch di dời càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, Giầy Thượng Đình muốn đẩy nhanh công tác thoái vốn Nhà nước, sau đó tái cơ cấu bộ máy trong công ty, đầu tư đổi mới công nghệ.
Theo Trí thức trẻ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy