Dòng sự kiện:
Lo ngại bất ổn về Brexit và quan hệ Mỹ - Trung, thị trường châu Á tiếp tục giảm điểm
23/11/2018 20:42:10
Các cổ phiếu ở châu Á hầu hết đều trên đà đi xuống vào ngày 23/11 khi các nhà đầu tư duy trì tâm lý cảnh giác với những bất ổn xung quanh cuộc đàm phán chia tay của Anh với EU, cũng như căng thẳng gia tăng Trung-Mỹ.

Các thị trường Trung Quốc đại lục với sự biến động gắn liền với diễn biến của cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa Bắc Kinh với Washington, đạt mức thấp hơn trong phiên giao dịch sớm. Chỉ số Shanghai giảm 0,75% trong khi Shenzhen composite trượt 1,4%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng trên đà giảm 0,42%.

"Mối quan ngại căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang tiến triển trước thềm cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Argentina vào tuần tới”, OCBC nhận định.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,65% trong phiên giao dịch buổi sáng 23/11, với nhóm cổ phiếu công nghiệp nặng Samsung Electronics giảm 0,7% trong khi nhà sản xuất chip SK Hynix sụt giảm 1,15%.

Chỉ số tiêu chuẩn ASX 200 của Úc đã mở rộng sự phục hồi của nó để tăng lên 0,36% trong giao dịch buổi chiều, với chỉ số tài chính vật liệu nặng tăng 0,92%.

Cổ phiếu của các công ty khai thác chủ yếu giảm: Rio Tinto giảm 0,52% và BHP giảm 0,5%. Fortescue, mặt khác, cao hơn 0,38 % sau khi chứng kiến sự trượt giảm phiên trước đó.

Thị trường của Nhật Bản đóng cửa ngày hôm nay cho 1 ngày nghỉ lễ.

Giá dầu tiếp tục giảm

Giá dầu tiếp tục đà giảm hôm thứ Năm (22/11) sau khi dầu dự trữ của Mỹ tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12, làm dấy lên những lo ngại mới về nguồn cung toàn cầu. Nhưng lượng giao dịch khá mỏng vì đang là dịp lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ.

Dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu giảm 96 xu xuống 62,52 USD/thùng trong khi dầu thô Mỹ giảm 78 xu xuống 53,85 USD.

Trong giờ giao dịch của châu Á, dầu thô kỳ hạn của Mỹ giao dịch quanh mức 54,06 USD/thùng trong khi dầu Brent đang đứng ở mức 62,61 USD/thùng.

Tuy nhiên, một nhà kinh tế học đã nói với "Squawk Box" của CNBC ngày 23/11 rằng giá dầu "hiện nay có thể đã vượt quá mức".

"Chúng tôi thấy khá tiêu cực về giá dầu một tháng trở lại đây, khi mà cho rằng nó sẽ đi xuống. Nhưng có vẻ như... đó là chi phí sản xuất vượt quá biên và có lẽ bây giờ bạn sẽ thấy điều ngược lại xảy ra. Sẽ có một sự thắt chặt nguồn cung và giá sẽ phục hồi trong 2 hoặc 3 tháng tới", Richard Jerram, trưởng bộ phận kinh tế của Ngân hàng Singapore cho biết.

Cổ phiếu năng lượng ở Úc chủ yếu giữ ở mức thấp hơn, với Santos giảm 0,52% và Beach Energy giảm 1,13%. Mặt khác, Woodside Petroleum đã mở rộng mức tăng lên 0,91%. Các cổ phiếu liên quan đến dầu mỏ ở Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng, với SK Innovation giảm 2,9% và GS Holdings giảm 1,16%.

Tại Trung Quốc, cổ phiếu PetroChina giảm 0,26% trong khi China Petroleum & Chemical, còn được gọi là Sinopec, giảm 0,68%.

Bất ổn mới về Brexit

Một văn bản phác thảo mối quan hệ tương lai giữa Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh đã bị rò rỉ vào thứ Năm (ngày 22/11).

Dự thảo văn bản này hiện đang chờ đợi sự đồng thuận của đại diện 27 thành viên còn lại của EU. Nếu một thỏa thuận có thể được tìm thấy, người đứng đầu nhóm này sẽ ký tắt vào tài liệu ngày Chủ nhật.

Một tuyên bố quan trọng trong văn bản là thông báo rằng cả hai bên đều có "mối quan hệ giao dịch hàng hóa càng gần gũi càng tốt".

David de Garis, một giám đốc và chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Quốc gia Úc, cho biết trong một ghi chú ngày 23/11: "Khi các nhà quan sát xem bản báo cáo 26 trang của tài liệu đầy mục đích này, nó vẫn còn nổi lên nhiều câu hỏi cũng như câu trả lời, do đó dấy lên sự nghi ngờ nghiêm trọng vào việc nhận được sự đồng thuận chung".

"Nó không có vẻ là một tài liệu mà sẽ nhận được sự ủng hộ của Tory Brexiteers cũng như các giải thưởng châu Âu", ông nói.

Lãnh đạo Đảng Lao động đối lập, ông Jeremy Corbyn đã chỉ trích bản thỏa thuận của Thủ tướng Anh Theresa May, gọi nó là "điều tồi tệ nhất trên thế giới."

Các đơn vị tiền tệ

Chỉ số đô la Mỹ, theo dõi đồng USD so với rổ các loại tiền tệ chủ chốt khác, ở mức 96,483 sau khi giảm từ mức trên 96,7 ngày hôm qua.

Đồng yên Nhật, được xem là một tiền tệ ẩn náu an toàn, đạt mức 112,97 so với đồng USD, sau khi tăng từ mức thấp quanh ngưỡng 113 hôm qua. Đồng đô la Úc giao dịch ở mức 0,7250 USD sau khi chạm mức thấp khoảng 0,724 USD trong phiên trước.

                                                                                                     Hải Yến/Theo CNBC

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến