Tin liên quan
Trình bày tờ trình về dự thảo luật trên, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh, mạng internet đã trở thành trung tâm của nền kinh tế và xã hội của mọi quốc gia. Nhưng lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông cũng không phủ nhận rằng, mạng internet đang trở thành môi trường cho những mối đe dọa mới mà chúng ta phải tìm cách để vượt qua, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển mạnh trong một thế giới cạnh tranh và toàn cầu hóa.
Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 6/4 - Ảnh: VOV
Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, tính hai mặt của công nghệ internet đang là thách thức đối với việc thực thi luật pháp để điều chỉnh những hành vi lợi dụng mạng internet nhằm truyền đưa, lưu trữ, phát tán thông tin sai trái, độc hại, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức… Các cá nhân, tổ chức luôn phải đối mặt với nhiều loại hình tấn công trên mạng với mức độ ngày càng thường xuyên hơn.
“Do đó, việc xây dựng luật An toàn thông tin không chỉ nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý ổn định về an toàn thông tin mà còn phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm an toàn thông tin, phát triển lĩnh vực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển, an ninh quốc phòng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân” – Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh.
Tại phiên thảo luận, hầu hết các đại biểu đều nhất trí với tính cần thiết khi xây dựng luật An toàn thông tin. Tuy nhiên, hầu hết vẫn còn lo ngại về tính khả thi của dự thảo luật này.
Cụ thể, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng phạm vi rất rộng nhưng nội dung dự thảo chủ yếu đề cập đến an toàn thông tin trên mạng nên bày tỏ sự nhất trí với ý kiến của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường (cơ quan thẩm tra) là thu hẹp phạm vi của dự thảo luật.
Cho ý kiến về dự thảo luật An toàn thông tin, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu tính khả thi của Luật phù hợp với tinh thần Hiến pháp 2013 và các luật liên quan.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết cũng đồng ý với quan điểm của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, dự thảo cần quy định rõ về việc xử lý và chế tài đối với các hành vi vi phạm.
Đánh giá đây là dự án luật khó và ghi nhận sự cố gắng của cơ quan soạn thảo, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cũng đề nghị cần rà soát thêm để hoàn thiện thì mới đủ điều kiện trình ra Quốc hội tại kỳ họp tới.
Theo Giao thông
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy