Thực tế đang hiện hữu rất rõ, các “thượng đế” đang phải móc hầu bao chi tiền vì choáng ngợp trước cách đánh bóng thương hiệu của các hãng mỳ.
“Ma trận” các nhãn hàng
Theo đó, tổng sản lượng thị trường trong nước hiện ở mức khoảng hơn 7 tỷ gói/năm, cùng doanh thu hơn 20.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 4 năm trước đây, thị trường mỳ ăn liền tăng trưởng tới 24%. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng chững lại, chỉ đạt khoảng 5% nhưng thị trường vẫn được xem là miếng bánh ngon cho nhiều ông lớn.
Nhiều nhãn hiệu mỳ nhập khẩu từ Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông cũng có mặt như Shin Yam Yum, Waiwai, mỳ vị ChaJang, mỳ Mama, Koka... Để tạo sự khác biệt, thu hút người tiêu dùng, doanh nghiệp (DN) còn tung ra nhiều mặt hàng đặc trưng như mỳ trứng vàng, mỳ không chiên 365, mỳ không chiên Mikochi hay mỳ Hoàng Gia có thịt, mỳ Ba Miền bổ sung các vitamin nhóm B...
Đại diện các hệ thống siêu thị lớn như: BigC, Lotte Mart; Tienloimart cho biết, có khoảng 60 nhãn hiệu mỳ/bún ăn liền đang phân phối tại siêu thị, trong đó chiếm phần lớn là sản phẩm được sản xuất trong nước. Điển hình tại Co.opmart, có khoảng 60 nhà cung cấp mỳ ăn liền với gần 500 mã hàng với rất nhiều mùi vị. Trong đó, tỉ lệ hàng nội địa chiếm 95% .
Những nhãn hàng này sẽ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của các DN, giá rẻ hơn ít nhất 5%-10%. Chẳng hạn, nhóm hàng mỳ gói, mỳ chua cay hiện đều có trong danh sách nhãn riêng của nhiều siêu thị. Như, BigC đang bán mỳ tôm chua cay nhãn riêng Wow với giá chỉ 2.200 đồng/gói, một thùng 30 gói giá 65.000 đồng.
“Ma trận” mỳ tôm và cuộc chiến giành thị phần - Ảnh 1

Người tiêu dùng rất khó biết mình đang bị “móc túi” ra sao.
Một chuyên gia từng nhiều năm gắn bó thâm niên ở bộ Công Thương cho biết, mỳ ăn liền là loại hình “kinh doanh triệu đô”, chỉ dành cho những nhà đầu tư chịu được đầu tư đường dài. Một dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền theo công nghệ châu âu “ngốn” khoảng 20 triệu USD, mà một công ty quy mô vừa cũng phải đầu tư vài dây chuyền mới tạo sản lượng đủ để cạnh tranh. Thế nhưng, dù với mức đầu tư như vậy, vẫn có không ít nhà đầu tư tham gia.
Theo tìm hiểu của phóng viên thị phần mỳ ăn liền gốc mỳ đang nằm trong tay 5 nhà sản xuất lớn như: Acecook Vietnam, Asia Food, Vifon, Masan, Saigon Ve Wong. Còn lại một thị phần rất nhỏ chia đều cho các doanh nghiệp cả mới lẫn cũ, trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, ở nhóm này, vẫn có những doanh nghiệp tiềm năng như Uni-President, Miliket, Micoem...
Về mặt sản phẩm, các nhãn này không có nhiều khác biệt. Cũng không thể đếm hết các nhãn hiệu tương tự, chủ yếu là của hai nhà sản xuất Acecook Vietnam và Asia Food. Hai đại gia này chọn chiến lược tung nhiều nhãn để chọn lọc, kinh doanh theo lối bán nhiều, tạo doanh số lớn.
Không chỉ quyết liệt trong cuộc đua sản phẩm và giá cả, các nhà kinh doanh còn giành “từng tấc đất” trên mặt trận phân phối. Và, đối với mặt trận này, các nhà sản xuất mỳ ăn liền đang áp dụng hai chiến lược chính. Hai đại gia dẫn đầu thị trường là Acecook Vietnam và Asia Food phân phối theo hệ thống đại lý cấp 1 (bán sỉ).
Trong khi đó, Masan lại chọn hướng ngược lại là phân phối bán lẻ, theo cách của Unilever, P&G. Công ty này tập trung vào một số nhà bán lẻ tốt nhất, có khả năng bao phủ thị trường trên diện rộng. Với cách làm này, Masan phải đầu tư khá lớn. Nhưng bù lại, do không phải chờ đến khi có nhu cầu mới cung ứng nên khả năng đẩy hàng của Masan có thể nhanh hơn các đối thủ.
Thị trường mỳ ăn liền chỉ bắt đầu bùng nổ và một xu hướng phát triển kinh doanh dựa vào tiếp thị hình ảnh, truyền thông chỉ thực sự xuất hiện khi liên doanh sản xuất mỳ Vifon Acecook hình thành vào năm 1993. Cuộc cạnh tranh trên thị trường cũng khá quyết liệt cả giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy