Ngoài những doanh nghiệp đã rời bỏ thị trường, còn lại đang "thoi thóp", dù không hoạt động, phương tiện nằm bãi nhưng doanh nghiệp vẫn đang oằn mình gánh chịu hàng loạt chi phí...
Các hãng hàng không đang trong tình cảnh bi đát nhất.
Tại báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2021 vừa công bố, Tổng cục Thống kê đánh giá, hoạt động vận tải trong tháng 8 gặp khó khăn khi nhiều địa phương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. Đáng chú ý, 540 doanh nghiệp vận tải, kho bãi đã hoàn tất thủ tục giải thể.
Tình hình hiện nay coi là bi đát nhất từ đầu năm, khi vận tải hành khách tháng 8 ước tính đạt 60,7 triệu lượt khách vận chuyển, giảm sâu 75,9% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 2 tỷ lượt khách.km, tụt dốc 80,3%. Vận tải hàng hóa tháng 8 ước tính đạt 91,1 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 39,3% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 21,1 tỷ tấn.km, giảm 21,8%.
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Trong đó, vận tải trong nước đạt 1.926,6 triệu lượt khách, giảm 18,7% và 79,7 tỷ lượt khách.km, giảm 19,1%. Vận tải ngoài nước đạt 98,4 nghìn lượt khách, giảm 96,4% và 484,8 triệu lượt khách.km, giảm 95%.
Xét theo ngành vận tải, vận tải hành khách đường bộ 8 tháng dẫn đầu, đạt 1.782 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước và 65 tỷ lượt khách.km luân chuyển, giảm 18,7%.
Thấp nhất là đường biển đạt 3,9 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 20% và 202,4 triệu lượt khách.km luân chuyển, giảm 7,8%. Kế đến, đường sắt đạt 1,2 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 54,5% và 528,6 triệu lượt khách.km luân chuyển, giảm 55,8%.
Về vận tải hàng hoá, luỹ kế 8 tháng năm 2021 đạt 1.069,3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 216,5 tỷ tấn.km, tăng nhẹ 0,9%. Trong đó, vận tải trong nước đạt 1.051,2 triệu tấn vận chuyển, giảm 3,1% và 127,7 tỷ tấn.km luân chuyển, tăng 15,4%. Vận tải ngoài nước đạt 18,1 triệu tấn vận chuyển, giảm 20,6% và 88,8 tỷ tấn.km luân chuyển, giảm 14,6%.
Xét theo ngành vận tải, vận tải hàng hóa đường bộ 8 tháng đạt 803 triệu tấn vận chuyển, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước và 56,1 tỷ tấn.km luân chuyển, giảm 3%.
Đường hàng không đứng cuối bảng, đạt 161,9 nghìn tấn vận chuyển, giảm 9,6% và 1,4 tỷ tấn.km luân chuyển, giảm 42,6%. Kế đến là, đường sắt đạt 3,7 triệu tấn vận chuyển, tăng 12,6% và 2,4 tỷ tấn.km luân chuyển, tăng 2,7%.
Như vậy, xét về tốc độ tăng trưởng vận tải hàng hoá 8 tháng năm 2021 so với cùng kỳ, hàng không sụt giảm sâu nhất, với tốc độ tăng trưởng luân chuyển hàng hoá giảm 42,6%; tốc độ tăng trưởng vận chuyển hàng hoá giảm 9,6%.
Tại “đầu tàu” TP. HCM, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 sau khi bùng phát trở lại vào đầu tháng 5 và kéo dài đến nay, TP. HCM đã duy trì thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, đặc biệt là vận tải hành khách gần như phải dừng toàn bộ hoạt động từ ngày 15/6 theo Chỉ thị 10 của Ủy ban.
Vận tải hàng hóa vẫn là “cứu cánh” khi doanh thu 8 tháng ước đạt 45.842 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Đối với vận tải hành khách, doanh thu 8 tháng ước đạt 5.278 tỷ đồng, giảm 34,6% so với cùng kỳ.
Hàng không sụt giảm sâu nhất cả về vận tải hành khách và hàng hoá. Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Trong 5 phương thức vận tải, hiện hàng không gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất và đang trải qua giai đoạn bi đát nhất trong lịch sử. Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines và Vietravel Airlines dừng bán vé các chuyến bay nội địa cho đến khi có thông báo mới. Như vậy, cả đường bay quốc tế và nội địa đều “đóng băng” hoàn toàn chưa biết đến thời điểm nào.
Đối với hãng hàng không Quốc gia, Vietnam Airlines vừa báo lỗ quý thứ 6 liên tiếp, nâng lỗ lũy kế lên gần 17.800 tỷ đồng, chính thức âm vốn chủ sở hữu 2.750 tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Hàng không, tính từ ngày 19/7 - 18/8, tất cả các hãng hàng không Việt Nam chỉ thực hiện 1.536 chuyến bay tương ứng với mức giảm tụt dốc 90,6% so với cùng kỳ.
Trong đó Vietnam Airlines là hãng thực hiện nhiều chuyến bay nhất trong tháng 8 với 1.025 chuyến bay, giảm 84,6% so với cùng kỳ 2020 và giảm 47% so với tháng trước. Tuy nhiên, hãng bay chỉ “thoi thóp” duy trì hoạt động bằng các chuyến bay chỉ chở các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế hay chuyên chở hàng hoá y tế… Đặc biệt, tân binh Vietravel Airlines không thực hiện chuyến bay nào tương ứng mức giảm 100%.
Đường sắt cũng đang trầy trật trong thời gian dịch bệnh. Kể từ ngày 25/8 vừa qua, đường sắt dừng hoàn toàn hoạt động chạy tàu khách thường xuyên trên tuyến Bắc – Nam, chỉ tổ chức chạy các đoàn tàu hàng. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam dự báo năm nay sẽ lỗ khoảng 940 tỷ đồng, trước đó, năm 2020 đã lỗ hơn 1.300 tỷ đồng. Hiện toàn Tổng công ty có trên 1.500 lao động đang hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương.
Dù vận tải đường bộ, đường thuỷ vẫn đang “gắng gượng” bằng vận chuyển hàng hoá khi vận chuyển hành khách phải tạm dừng hoạt động, nhưng những quy định bất nhất của hàng loạt địa phương làm phát sinh thủ tục, tăng chi phí và thời gian, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp vận tải suốt 2 tháng qua.
Phương tiện 'đắp chiếu', doanh nghiệp vẫn oằn lưng gánh chi phí
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) hiện có hơn 1.600 hội viên, sở hữu khoảng 2/3 tổng số ô tô kinh doanh chở khách toàn quốc. Chia sẻ bức tranh vận tải hiện nay, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội VATA đánh giá, vận tải hành khách chịu tác động nhất nặng nề nhất. Số xe nằm bãi trên 50%. Còn lại, đối với các xe hoạt động, xe chạy tuyến cố định hoạt động cầm chừng khoảng 30-40%, lượng khách chở ít ỏi. Theo quy định, không được chở quá 50% số ghế ngồi, nhưng thực tế, trên các tuyến cũng không đủ khách để chở.
Vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch gần như “đóng băng”. Tựu chung, doanh thu vận tải hành khách duy trì khoảng 20-30% so với thời điểm trước dịch, vận tải hàng hóa khá khẩm hơn khi doanh thu khoảng 70-80% trước dịch.
Ô tô kinh doanh chở khách liên tỉnh của nhiều doanh nghiệp nằm bãi nhiều tháng.
Đáng chú ý, theo Chủ tịch VATA, vận tải có một đặc thù, khi doanh thu giảm xuống, chi phí hoạt động hoạt động không giảm, từ chi phí xăng dầu, lương cho người lái xe, phí giao thông, bảo trì đường bộ... Mọi chi phí vẫn như trước đây khi chở đủ khách, đủ tải. Thậm chí, khó khăn còn đội lên gấp bội do chi phí về việc xét nghiệm thường xuyên, thời gian dừng đỗ ở các cửa khẩu, giao hàng lâu hơn, gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp.
Theo chia sẻ của Hội trưởng xe du lịch Việt Nam tỉnh Quảng Bình, những lao động như lái xe, phụ xe tự nghỉ không lương, còn các chủ xe đứng ngồi không yên vì họ chịu cảnh lỗ đơn, lỗ kép. Hiện tại, có những nhà xe trung bình mỗi tháng phải trả lãi ngân hàng cả trăm triệu đồng, vì vay ngân hàng đầu tư vào phương tiện. Ngoài ra, các chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự, đăng kiểm và hàng loạt chi phí khác như bảo hiểm, thuế vẫn không được giãn hay hoãn.
“Dịch bệnh ngăn cản, cắt đứt các mạch máu lưu thông, các tuyến giao thông. Nếu giao thông gián đoạn sẽ gây đứt gãy lưu thông, khiến nền kinh tế suy giảm, đóng băng. Vì vậy, phải cố gắng tổ chức luồng xanh hiệu quả, áp dụng công nghệ để nối tiếp, đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông”. Ông Nguyễn Xuân Thuỷ, chuyên gia giao thông. |
Trao đổi với phóng viên VnEconomy, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thuỷ cho hay, giao thông là mạch máu của nền kinh tế. Do tình hình dịch bệnh, giãn cách xã hội tại hàng loạt địa phương, không thể duy trì hệ thống giao thông thông suốt như trước đây.
Hiện nay, trên cả nước, hàng vạn xe buýt, hàng ngàn chuyến xe cố định đã ngừng hoạt động. Đường bộ, đường hàng không tụt dốc, chưa nói đến du lịch đã ngưng, các tuyến lữ hành cũng không hoạt động.
Đường sắt chạy cầm chừng, hàng không cũng vậy, toàn bộ nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu bằng đường biển là chính. “Năng lực vận tải hiện tại đang giảm đến 70-80%, cần cố gắng duy trì nhịp độ xuất nhập khẩu, bởi trong nội địa chỉ chạy cầm chừng, năng lực giảm đi rất nhiều”, ông Thuỷ nhấn mạnh.
Giao thông cần hoạt động theo cung – cầu thực tế nhưng cũng cần được quản lý chặt chẽ, được giám sát, điều chỉnh linh hoạt, thường xuyên, áp dụng công nghệ, để tạo mạch máu giao thông thông suốt trong điều kiện thực tế hiện nay. Mặt khác, không được chủ quan, lơ là với tình hình dịch bệnh vì nếu thiếu kiểm soát, chỉ vài tài xế, lái xe mắc bệnh, sẽ tạo ra nguy hiểm lây lan ra cộng đồng ở cấp số nhân.
Ngoài ra, cần chú trọng kết nối những chuyến hàng trực tiếp từ cơ sở sản xuất đến nơi tiêu thụ, hoặc ra cảng biển. Đặc biệt, cần ưu tiên vaccine cho những người điều khiển phương tiện, tạo luồng xanh thông suốt.
Tác giả: Ánh Tuyết
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Cho thuê xe tải
- Dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói
- Dich vụ chuyển nhà thành hưng
- Bảng giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy