Tin liên quan
Già hóa dân số là mối nguy lớn nhất đối với nền kinh tế Nhật Bản. Ảnh: AP
Vấn đề lớn nhất của nền kinh tế Nhật Bản hiện nay không gì khác chính là thực trạng già hóa dân số ngày một nghiêm trọng. Theo Chính phủ Nhật Bản, dân số nước này đã giảm năm thứ 3 liên tiếp, xuống 127 triệu người năm 2014. Cùng với đó, lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, tỉ lệ dân trên 65 tuổi tăng lên mức kỉ lục 25% và có thể chạm mức 40% vào năm 2060.
Dân số giảm đồng nghĩa với việc thậm chí nếu GDP bình quân đầu người có tăng lên, thì tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản có thể sẽ dậm chân tại chỗ, đồng thời tỉ lệ lao động/ một người hưởng lương hưu sẽ giảm, đè nặng lên các quỹ bảo trợ xã hội của quốc gia này.
Tokyo đã ban hành hàng loạt biện pháp nhằm giải quyết vấn đề trên từ đầu thập niên 90 tuy nhiên hiệu quả mang lại rất ít, khi mà tư tưởng sống độc thân, kết hôn muộn, và không muốn có con đang dần trở thành xu hướng đáng lo ngại trong giới trẻ Nhật Bản.
Đối với nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Canada hay Australia, chính sách nhập cư mở đã được chứng minh là một giải pháp tự nhiên cực kì hữu hiệu nhằm đối phó với thực trạng thiếu hụt nhân công.
Trên thực tế, nhập cư gần như là lý do duy nhất giúp Mỹ có thể duy trì tốc độ tăng dân số từ 0,5-1% mỗi năm trong gần một thập kỉ gần dây. Vậy tại sao mở cửa biên giới, nới nỏng các quy định nhập tịch lại không thể là một giải pháp đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động gay gắt như hiện nay tại Nhật Bản?
Lao động nhập cư là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế Mỹ. Ảnh: Reuters
Dĩ nhiên là nó sẽ chẳng đơn giản như vậy
Dân số Nhật Bản được cho là sẽ giảm 500.000 người mỗi năm trong một thập kỉ tới. Cho phép nhập cư với số lượng lớn nhằm khỏa lấp “chỗ trống” trên có nghĩa rằng nước này sẽ cần “nhập khẩu” nửa triệu lao động mỗi năm.
Điều này rất khó chấp nhận đối với một quốc gia có truyền thống khắt khe với người nước ngoài như Nhật Bản.
Không giống Mỹ, Nhật Bản không cho phép cấp quốc tịch dựa vào nơi sinh. Những người ngoại quốc có visa làm việc tại nước này sẽ phải truyền lại quốc tịch của họ cho con cái trừ khi những đứa trẻ này trải qua một quá trình nhập tịch rắc rối và kéo dài, tạo ra một tầng lớp “đứng ngoài cộng đồng”, chịu sự phân biệt đối xử vô hình trong xã hội Nhật Bản.
Hiện tượng này đã được ghi nhận ít nhất hai lần trong quá khứ. Con cháu của những người Hàn Quốc di cư sang Nhật Bản trong nửa đầu thế kỉ XX không được coi là công dân Nhật trong suốt một thời gian dài.
Những người này được gọi là “zainichi”, chỉ nói được tiếng Nhật, lớn lên trong môi trường văn hóa Nhật, tuy nhiên lại chỉ có hộ chiếu Hàn Quốc. Họ thường xuyên chịu sự phân biệt đối xử và một vài lần là mục tiêu của những phong trào phân biệt chủng tộc ở quốc đảo này.
Chỉ mới gần đây, khi mà tốc độ già hóa dân số của Nhật Bản ngày càng đáng lo ngại, thì những người thiểu số trên mới bắt đầu được cho phép trở thành một phần trong xã hội Nhật Bản.
Người nhập cư không được chào đón tại Nhật Bản. Ảnh: Getty Images
Một ví dụ nổi bật nữa là làn sóng phản đối lao động Brazil trong những năm cuối thế kỉ XX. Những người này được gọi là “dekasegi”, được công nhận là một nhóm người thiểu số ở Nhật, tuy nhiên lại có nền văn hóa riêng biệt và thất bại trong việc hòa nhập với cộng đồng sở tại.
Đầu thập niên 2000, khi mà nền kinh tế Nhật Bản xuống dốc, rất nhiều người trong số các “dekasegi” này đã bị buộc phải rời đi khi không còn đủ chỗ làm cho họ. Chính phủ Nhật Bản đồng thời coi họ như một gánh nặng về mặt kinh tế cũng như xã hội.
Xu hướng tất yếu
Không có đổi mới trong chính sách nhập tịch, Nhật Bản khó có thể tạo ra một cú hích nhập cư để bù đắp sự sụt giảm lớn về dân số, vốn đang ở mức 0,5%/ năm. Tuy nhiên với tư tưởng bảo thủ tồn tại hàng trăm năm qua trong Chính phủ nước này, có rất ít dấu hiệu cho thấy Tokyo sẽ sớm thay đổi chính sách của mình.
Trong khi cho phép nhập cư với số lượng lớn chưa thể được xem xét ở thời điểm hiện tại, thì việc mở cửa đối với lao động có tay nghề cao lại là một câu chuyện khác, khi mà Tokyo đang rất muốn thu hút nguồn lực này.
Năm ngoái, một đạo luật mới được ban hành, cho phép những lao động có trình độ cao được nhập tịch chỉ sau 3 năm làm việc tại Nhật Bản (so với thời gian 10 năm trước đây).
Thế hệ công dân mới này hoàn toàn khác so với những nhóm nhập cư số lượng lớn trước đó. Bởi họ chắc chắn sẽ có một vị trí tốt hơn trong xã hội Nhật Bản, dễ dàng mở rộng quan hệ hay lập gia đình với người sở tại.
Sự hiện diện của những công dân thế hệ mới, khi họ nắm giữ những chức vụ cao trong giới kinh doanh, dần dà sẽ làm giảm sự phân biệt đối xử với người nhập cư, không chỉ trong môi trường kinh doanh mà còn đối với cả xã hội Nhật Bản. Ngoài ra, nó có thể sẽ từ từ thay đổi lối suy nghĩ bảo thủ của Chính phủ Tokyo, mở cánh cửa gần như là duy nhất cho tương lai của nền kinh tế Nhật Bản.
Nghi Điền
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy