Theo AP, ngân sách Mỹ thâm hụt kỷ lục khi chính phủ nước này mạnh tay chi cứu trợ đại dịch cao hơn cả mức thu nhập từ thuế.
Thâm hụt ngân sách của Mỹ từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 2 năm nay đã tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Trong ảnh là bà Janet Yellen - Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ (Ảnh: AP).
Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy thâm hụt ngân sách từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 2 năm nay đạt trên 1.000 tỷ USD, tăng mạnh 68% so với mức 624,5 tỷ USD cùng kỳ 2020.
Thậm chí, mức thâm hụt này còn cao hơn so với con số 652 tỷ USD - con số thâm hụt trong 5 tháng của năm 2010 khi chính phủ Mỹ "đổ tiền" để cứu đất nước thoát khỏi suy thoái do cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Với đà trên, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ dự đoán, thâm hụt ngân sách năm tài khóa kết thúc vào 30/9 tới sẽ lên 2.300 tỷ USD. Tuy nhiên, con số ước tính này chưa bao gồm gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD của Tổng thống Joe Biden vừa được quốc hội Mỹ thông qua.
Năm ngoái, thâm hụt ngân sách của Mỹ cũng ở mức cao kỷ lục 3.100 tỷ USD khi chính phủ tung ra nhiều gói cứu trợ đại dịch.
Bà Nancy Vanden Houten - nhà kinh tế cấp cao tại Oxford Economics - nói rằng, tính cả gói cứu trợ mới nhất, thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm nay lên mức 3.400 tỷ USD.
Chỉ tính riêng tháng 2/2021, con số thâm hụt ngân sách của Mỹ đạt mức 310,9 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức 236,3 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.
Từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021, thu nhập của chính phủ từ thuế chỉ tăng 5,1% lên 1.440 tỷ USD, trong khi chi tiêu tăng 24,7% lên 2.480 tỷ USD. Điều này khiến cho mức thâm hụt - chênh lệch giữ thu nhập và chi tiêu - ngày càng lớn.
Thâm hụt tăng cao khi các gói cứu trợ Covid-19 trị giá hàng nghìn tỷ USD được quốc hội Mỹ thông qua từ tháng 3 năm ngoái, bao gồm cả gói 900 tỷ USD vừa thông qua trong tháng 12 mới đây nhằm gia hạn trợ cấp thất nghiệp.
Mayra MacGuineas, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Liên bang, cho rằng, nếu các điều khoản trong kế hoạch cứu trợ 1.900 tỷ USD tiếp tục được gia hạn hoặc thực hiện vĩnh viễn, nợ quốc gia Mỹ có thể tăng lên 4.000 tỷ USD trong thập kỷ tới, gấp đôi so với con số 1.900 tỷ USD hiện nay.
Tác giả: Nhật Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy