Tin liên quan
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết tại Hội nghị giao ban Quản lý Nhà nước tháng 9/2014 sáng 6/10, nếu phương án được phê duyệt, việc cổ phần hóa MobiFone sẽ được triển khai ngay trong năm 2015.
Nếu phương án được phê duyệt, việc cổ phần hóa MobiFone sẽ được triển khai ngay trong năm 2015
Việc triển khai các quyết định về tái cơ cấu doanh nghiệp hiện nay đang là nhiệm vụ"nước sôi lửa bỏng" và trọng điểm của Bộ TT&TT, khi mà gần như cùng một lúc, cơ quan này phải hoàn thiện và trình Chính phủ Đề án về Điều lệ hoạt động của Tập đoàn VNPT, 3 Đề án thành lập 3 Tổng công ty mới trực thuộc VNPT là VNPT-Media, VNPT-Net và VNPT-VinaPhone, phương án tổ chức lại MobiFone, nay đã là doanh nghiệp trực thuộc Bộ TT&TT. Đó là chưa kể VTC và VNPost cũng đang rốt ráo tái cơ cấu.
Bộ trưởng nhấn mạnh : "Triển khai quyết liệt các quyết định của Chính phủ về tái cơ cấu Doanh nghiệp, sắp xếp lại nhân sự, tài sản, tài chính, cơ cấu lại bộ máy, tổ chức... là ưu tiên hàng đầu hiện nay". Trong đó, việc cổ phần hóa MobiFone sẽ có tác động mạnh vì có thể thu về số vốn rất lớn so với 432 doanh nghiệp Việt phải cổ phần hóa đợt này.
Việc cổ phần hóa MobiFone đang là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là nếu nhìn lại hành trình trắc trở gần cả thập kỷ qua của sứ mệnh này. Tuy nhiên, tại thời điểm MobiFone được chính thức bàn giao từ VNPT về Bộ, Bộ trưởng Son đã khẳng định sẽ phải cổ phần hóa được MobiFone bằng mọi giá trong đợt này, đúng như tinh thần của Quyết định 888 của Thủ tướng Chính phủ.
Một vấn đề được quan tâm nữa là lựa chọn đối tác chiến lược khi cổ phần hóa MobiFone, vì MobiFone được nhận định là một "siêu cổ phiếu" của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hồi tháng 7 vừa qua, trả lời bán chí ông Mai Văn Bình, Chủ tịch MobiFone cho biết, Công ty đã có chiến lược về việc lựa chọn đối tác nhưng tạm thời chưa thể công bố, đã có một số đơn vị liên hệ đặt vấn đề nhưng việc lựa chọn đối tác cần phải được các cấp thảo luận kỹ càng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Hơn nữa, việc định giá lại MobiFone sẽ phải theo lộ trình của Ban chỉ đạo Cổ phần hóa.
Đã có khá nhiều doanh nghiệp viễn thông nước ngoài có ý muốn làm đối tác chiến lược của MobiFone như Ericsson của Thụy Điển, Telenor của Na Uy...
Trong số các doanh nghiệp muốn hợp tác với Mobifone, Tập đoàn VNPT cũng có đề xuất sau khi MobiFone cổ phần hóa, Tập đoàn này sẽ được nắm giữ 20% cổ phần của MobiFone.
Thiên Di (th)
Nên đọc
- Vietcombank được vinh danh là đơn vị cổ phần hóa tiêu biểu
- 8 CEO ngành giao thông phải rời ghế khi cổ phần hóa
- Cổ phần hóa Tổng công ty Đường sắt: Đạn đã lên nòng
- Ưu đãi sau cổ phần hóa: Tiền lệ không nên có
- Doanh nghiệp giao thông sau cổ phần hóa vẫn 'sống' tốt
- Giải pháp “đặc biệt” thúc cổ phần hóa
- Cổ phần hóa các Cienco: Đất vàng về tay ai?
- Nhà nước giữ 75% vốn điều lệ sau cổ phần hóa Vietnam Airlines
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy