Sau rất nhiều chờ đợi, cơ hội đối thoại với Moscow để cải thiện quan hệ đã bị các nước EU từ chối trong cuộc thảo luận về Nga tại hội nghị thượng đỉnh của khối vừa diễn ra tại Bỉ.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Đ.Peskov cho biết, Nga nhận được thông tin rằng, tại hội nghị thượng đỉnh của các nước EU diễn ra hôm 24/6, một số quốc gia đã lên tiếng phản đối cuộc đối thoại giữa châu Âu với Moscow. Theo ông, cuộc đối thoại này về cơ bản bị từ chối bởi những nước châu Âu trẻ, như Ba Lan hoặc các nước Baltic, những nước thường nói một cách vô căn cứ về mối đe dọa đối với họ từ Moscow. Nga rất lấy làm tiếc về điều này.
Nga lấy làm tiếc về việc EU từ chối tổ chức hội nghị thượng đỉnh (Nguồn: Rianovosti)
Ông Peskov lưu ý, Tổng thống Nga V.Putin đã và vẫn quan tâm đến việc thiết lập quan hệ làm việc giữa Moscow và Brussels. Theo ông, Nga sẵn sàng đi xa trong việc cải thiện quan hệ với Liên minh châu Âu ở mức như các đối tác châu Âu sẵn sàng.
Trả lời về việc bên nào nên thực hiện bước đầu tiên, ông Peskov cho rằng, "lý tưởng nhất, đây nên là một chuyển động hướng tới nhau”, "cần có ý chí chính trị chung". Ông nhấn mạnh, quan điểm của nhà lãnh đạo Nga về vấn đề này là rất rõ ràng và nhất quán, trong khi quan điểm của người châu Âu là "đa dạng, không hoàn toàn nhất quán, đôi khi không thể hiểu được". Điện Kremlin kỳ vọng, các nước EU thể hiện cách tiếp cận cân bằng sẽ tiếp tục thúc đẩy ý tưởng thiết lập đối thoại giữa Moscow và Brussels.
Trước đó, các nhà lãnh đạo của 27 nước EU trong cuộc thảo luận về Nga kéo dài đến tối 25/6 đã không thể nhất trí về đề xuất của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa Liên bang Nga và EU. Đổi lại, theo tuyên bố cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của Liên minh châu Âu đã chỉ thị cho Cơ quan chính sách đối ngoại của EU dưới sự lãnh đạo của ông Josep Borrell tìm kiếm các cơ hội đối thoại với Nga về một số chủ đề mà EU quan tâm, cũng như đề ra các phương án tiến hành các biện pháp trừng phạt mới chống lại Liên bang Nga, bao gồm cả các biện pháp kinh tế, nhằm chống lại các hoạt động có thể xảy ra trong tương lai của Nga mà họ coi là có hại.
Các hội nghị thượng đỉnh giữa EU và Nga đã được tiến hành từ năm 1995. Nhưng chúng bị gián đoạn kể từ khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea vào năm 2014. Kể từ thời điểm này, hai bên không tiến hành hội nghị thượng đỉnh. EU đã đưa ra nhiều lệnh trừng phạt đối với Nga, trong khi Moscow cũng có các biện pháp đáp trả.
Tác giả: Anh Tú
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy