Tin liên quan
Trong thời gian vừa qua, cơ quan điều tra đã khám phá nhiều sàn vàng ảo hoạt động “chui” khiến không ít nhà đầu tư lao đao. Gần đây nhất phòng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao – PC50 đã phối hợp với Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) - Bộ Công an triệt phá Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Hà Nội Vàng (HGI) có hành vi kinh doanh vàng tài khoản, huy động vốn trái phép với quy mô hàng trăm tỷ đồng.
Công ty HGI được thành lập từ năm 2009 và hoạt động kinh doanh vàng tài khoản từ đó cho đến nay. Hoạt động sàn giao dịch vàng tài khoản được thông qua website hgi.com.vn do công ty HGI sử dụng phần mềm MT4 được mua từ nước ngoài. Ngoài ra, từ tháng 5/2012 đến nay, công ty HGI có tổ chức huy động vốn dưới dạng hợp đồng ủy quyền, ủy thác đầu tư với lợi nhuận cam kết từ 1,5% đến 2% tiền gửi tùy theo kỳ hạn. Khi giới thiệu được nhà đầu tư, nhân viên được hưởng 0,3% số tiền nhà đầu tư ủy thác, nhân viên kế toán được hưởng 2,5%. Cơ quan điều tra xác định, HGI đã nhận của nhà đầu tư tổng số tiền 270 tỷ đồng nhưng không có khả năng thanh toán.
Các đối tượng liên quan đến sàn vàng HGI tại cơ quan điều tra
Vẫn còn nhiều người dân nhầm lẫn về bản chất hoạt động của các sàn vàng như HGI, nên vẫn có trường hợp cả nghìn người tham gia kinh doanh vì nghĩ là giống như đầu tư kinh doanh chứng khoán. Ông Nguyễn Ngọc Cảnh - Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: “Theo Khoản 9 Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định rõ: “Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và các hoạt động quy định tại Khoản 6, 7, 8 Điều này, là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép”.
Ông Nguyễn Ngọc Cảnh - Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Do đó, căn cứ Nghị định 24/2012/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh sàn giao dịch vàng, kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước và nước ngoài đều là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ chưa cho phép và NHNN cũng chưa cấp Giấy phép cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác (gồm cả sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản).
“Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân thành lập sàn giao dịch vàng hay kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước và nước ngoài khi chưa được phép đều vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng” – Ông Cảnh nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Ngọc Cảnh, hoạt động kinh doanh vàng tài khoản tiềm ẩn rủi ro rất cao, đặc biệt cho chính bản thân nhà đầu tư. Kinh doanh vàng tài khoản đều bị thua lỗ và nguy cơ vỡ nợ là rất lớn do được sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Do đó, NHNN khuyến cáo người dân không tham gia giao dịch trên sàn giao dịch vàng và thực hiện kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.
Thu Thủy
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy