Tin liên quan
Theo một tuyên bố được đăng tải trên website của Ngân hàng Trung ương Nga ngày hôm nay (9/12), cơ quan này đã bán ra 1,93 tỷ USD ngoại tệ trong ngày 5/12 để ngăn đà lao dốc của tỷ giá đồng nội tệ. Đây là lần can thiệp thứ ba của Ngân hàng Trung ương Nga vào thị trường ngoại hối kể từ khi thả nổi đồng Rúp vào đầu tháng 11.
Với động thái can thiệp này, đồng Rúp đã tăng giá 3,4% trong phiên giao dịch ngày 5/12, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tháng.
Tuy nhiên, sang tuần này, đồng Rúp đã nhanh chóng rớt giá trở lại. Vào đầu phiên giao dịch hôm nay theo giờ Moscow, tức chiều nay theo giờ Việt Nam, tỷ giá đồng Rúp giảm 0,8% so với đồng USD, còn hơn 54,2 Rúp đổi 1 USD. Hôm qua, khi giá dầu thế giới rớt xuống mức thấp nhất trong 5 năm, Rúp sụt giá 2,2% so với USD.
Theo các nhà chuyên môn, Ngân hàng Trung ương Nga đang cạn dần lựa chọn để ổn định tỷ giá đồng nội tệ. Riêng trong tuần trước, cơ quan này đã chi tổng cộng 4,53 tỷ USD để can thiệp thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, chỉ trong 2 tuần qua, tỷ giá đồng Rúp đã sụt 17%.
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Bloomberg)
Phát biểu hồi tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ trừng phạt các nhà đầu cơ tấn công đồng Rúp khiến đồng tiền này mất giá chóng mặt. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Moscow vẫn chưa có động thái nào để thực hiện lời cảnh báo của người đứng đầu điện Kremlin.
Theo số liệu của hãng tin Bloomberg, đồng Rúp đã giảm giá 25% trong vòng 2 tháng qua, nâng tổng mức giảm từ đầu năm đến nay lên 39%, trở thành đồng tiền mất giá chóng mặt nhất trong số 24 đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi được hãng tin này theo dõi.
Các chuyên gia nhận định, có khả năng Chính phủ Nga sẽ sử dụng tới biện pháp kiểm soát vốn để ngăn sự tháo chạy của các dòng vốn ngoại hoặc buộc các doanh nghiệp tư nhân phải bán ra số ngoại tệ mà họ đang nắm giữ. Tuy nhiên, hạn chế của các biện pháp này là có thể bị coi như bằng chứng về sự tuyệt vọng của Moscow, từ đó càng khiến người dân Nga càng mất niềm tin vào đồng nội tệ.
Bên cạnh đó, nếu không còn được tiếp cận với nguồn ngoại tệ từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng Nga sẽ không xoay đâu ra được ngoại tệ để thanh toán các khoản nợ đáo hạn. Trong trường hợp đó, nền kinh tế vốn đã mong manh của Nga sẽ càng trở nên chật vật hơn.
Ông Putin đã bác bỏ khả năng áp dụng các biện pháp kiểm soát tiền tệ vào thời điểm này. Nhưng với đồng Rúp ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, khả năng áp dụng các biện pháp mạnh cũng tăng theo.
Ông Igor Nikolaev, giám đốc Viện Phân tích chiến lược FBK, nói với tờ báo Nga Novaya Gazeta: “Trước kia, tất cả những nỗi lo ngại về hạn chế tiền tệ có vẻ như là vô căn cứ. Nhưng lúc này, những nỗi lo đó không còn là vô căn cứ nữa”.
Nên đọc
Theo Dân Trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy