Ngành ngân hàng giữa trăm bề tấn công của tội phạm mạng
06/07/2015 15:56:34
Được cảnh báo là mục tiêu hàng đầu của tội phạm mạng trong năm 2015, các tổ chức tài chính - ngân hàng (NH) Việt Nam đang đối mặt với nhiều rủi ro hơn bao giờ hết. Giữa trăm bề tấn công của tội phạm, các nhà băng Việt Nam đã làm gì để có thể tự bảo vệ đồng tiền – "khúc ruột" của chính mình cũng như hàng triệu khách hàng đã tin tưởng gửi gắm?

Tin liên quan

Năm 2015 tiếp tục ghi nhận và chứng kiến các sự kiện rủi ro hoạt động trọng yếu xảy ra trong công tác quản trị rủi ro và tuân thủ trên thế giới và tại Việt Nam. Đối với Việt Nam, số liệu thống kê trong những năm gần đây, tội phạm kinh tế trong lĩnh vực tài chính, NH tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, gây thất thoát tài sản đặc biệt lớn. Trong 6 tháng đầu năm 2014 đã phát hiện 7.684 đối tượng phạm tội về kinh tế (tăng hơn 3,2% số vụ và 19,7% số đối tượng so với cùng kỳ năm 2013).

Hoạt động bán lẻ chịu rủi ro rất lớn. Ảnh minh họa.

Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều cán bộ NH bị truy tố do vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Những vụ việc trên đã gióng lên hồi chuông báo động cho vấn đề đạo đức cán bộ trong hệ thống NH. Trong khi đó, theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chỉ tính riêng trong năm 2010-2011, các cơ quan chức năng đã phát hiện điều tra 69 vụ, khởi tố 40 vụ và 70 cán bộ NH, tổng số thiệt hại hơn 8 nghìn tỷ đồng và chỉ thu hồi được hơn 2 nghìn tỷ…

Những con số biết nói này cho thấy, hệ thống NH đang thực sự đối mặt với nhiều rủi ro, khi mà dòng tiền “đầu ra” được kiểm soát chặt, nhưng dòng tiền “đầu vào” còn khá bị lơi lỏng. Đặc biệt, trong bối cảnh sáp nhập hiện nay, rủi ro càng tăng lên.

Bà Nguyễn Thu Hằng - Trưởng phòng Quản lỷ rủi ro của Vietinbank đã thống kê các hình thức gian lận tài chính ở hai nhóm đối tượng trong và ngoài NH. Với nhóm đối tượng là cán bộ NH, các gian lận phổ biến là lợi dụng công việc để nhũng nhiễu khách hàng, đòi hối lộ, trục lợi cá nhân; chiếm đoạt trái phép tài sản của NH; gây phiền hà, sách nhiễu lợi dụng khách hàng như vay hộ, vay ké, vay lại khách hàng; thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả; lợi dụng danh nghĩa để huy động vốn, vay mượn tiền, tài sản của khách hàng; tiết lộ mã thẩm quyền bí mật công nghệ kinh doanh; trộm cắp thất thoát hồ sơ tài sản bảo đảm; lợi dụng con dấu, chữ ký; nhận hối lộ, dùng tài sản của NH để làm của hối lộ…

Với nhóm đối tượng phạm tội ngoài ngành NH, có 5 kiểu gian lận. Thứ nhất là hành vi lừa đảo với các thủ đoạn như tạo dựng hồ sơ để thế chấp vay vốn NH, gồm: đăng ký thành lập doanh nghiệp để lấy tư cách pháp nhân, sau đó xây dựng các bộ hồ sơ dự án giả mạo; giả mạo hợp đồng mua bán hàng hóa để thế chấp vay vốn; giả mạo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà; giả mạo sổ tiết kiệm…

Hình thức thứ 2 là mua chuộc cán bộ NH tiếp tay cho hành vi lừa đảo. Thứ 3 là lừa đảo, đánh cắp các thông tin khách hàng, giả mạo khách hàng nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng thông qua các hình thức lừa đảo trên mạng. Thứ 4 là đánh cắp thông tin thẻ tín dụng và tiến hành các giao dịch tài chính nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng. Thứ 5 là đánh cắp thông tin khách hàng và các thông tin mật khác của NH và chào bán…

Phụ trách khối bán lẻ, ông Phùng Duy Khương – Giám đốc khối bán lẻ của Vietinbank bổ sung thêm những rủi ro khác như một số vụ cướp đã xảy ra tại ATM, chi nhánh, phòng giao dịch. Cùng với đó, nhiều tổ chức và cá nhân nước ngoài vào Việt Nam thực hiện ăn cắp thông tin, giả mạo thẻ tín dụng chiếm đoạt tiền...

Theo Công An Nhân Dân

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến