Tin liên quan
Theo kết quả khảo sát được đưa ra tại buổi công bố báo cáo chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI 2014) sáng ngày 14/4, hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu vực công ít chuyển biến tích cực, một số lĩnh vực thậm chí mức độ vòi vĩnh, nhũng nhiễu có xu hướng gia tăng.
Chỉ số PAPI 2014 là kết quả được khảo sát và phân tích, đánh giá bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam. Báo cáo chỉ số PAPI 2014 tổng hợp ý kiến của hơn 13.500 người dân được chọn mẫu ngẫu nhiên trên toàn quốc.
50% số người dân được hỏi trên toàn quốc cho rằng phải "chạy tiền" xin việc nhà nước. (Ảnh minh hoạ)
Cụ thể, gần 50% số người dân được hỏi trên toàn quốc cho rằng phải đưa "lót tay" mới có được việc làm trong khu vực nhà nước, 24% đã phải chi trả thêm ngoài quy định khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, 30% phụ huynh phải bồi dưỡng thêm cho giáo viên, 12% bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân phải chi tiền bồi dưỡng thêm cho cán bộ y tế để được phục vụ tốt hơn ở bệnh viện công lập tuyến huyện.
“Tất cả những con số này cho thấy hiện tượng tham nhũng vặt có xu hướng tăng so với trong năm 2012 (năm 2012, theo tỉ lệ tương ứng, chỉ có 17% số người xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 10% số người sử dụng dịch vụ bệnh viện công tuyến huyện và 12% số người có con em học tiểu học)”, PAPI chỉ ra.
“Những nỗ lực kiểm soát tham nhũng ở cấp tỉnh đến nay chưa đem lại nhiều kết quả như mong đợi. So sánh với kết quả phân tích của năm bản lề 2011, mức độ cải thiện hiệu quả chống tham nhũng ở cấp tỉnh có dấu hiệu chậm lại sau 4 năm”, PAPI đưa ra nhận định.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, quyết tâm chống tham nhũng của chính quyến các tỉnh năm 2014 không thay đổi, chỉ khoảng 40% người được hỏi cho rằng chính quyền địa phương nghiêm túc xử lý các vụ việc tham nhũng xảy ra ở địa phương.
Đặc biệt, tỉ lệ người dân tố cáo tham nhũng rất nhỏ, chỉ 3% số người đã từng bị cán bộ, công chức "vòi vĩnh" dám tố cáo các hành vi đó. Số còn lại không tố cáo vì cho rằng không mang lại lợi ích, thủ tục tố cáo rườm rà và sợ bị trù dập.
Nên đọc
Diệu Ly (tổng hợp)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy