Nằm trong quần thể Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, chùa Côn Sơn tọa lạc dưới chân núi Côn Sơn, xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh (tỉnh Hải Dương). Tương truyền đây là nơi từng diễn ra trận hoả công hun lửa tạo khói để vây bắt Phạm Bạch Hổ thời loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ 10. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa "Thiên Tư Phúc Tự" trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.
Những ngày đầu năm, đặc biệt ngày vía Thần Tài, người dân tứ phương đổ về chùa Côn Sơn cầu mong tài lộc, sức khỏe và hạnh phúc…
Đây là một số hình ảnh PV ghi nhận tại ngôi chùa ẩn chứa đựng nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa dân tộc:
Người dân tứ phương đến chùa cầu tài lộc, sức khỏe, hạnh phúc... vào ngày vía Thần Tài (ảnh Xuân Hồng).
Các cô gái khắp nơi, tươi cười, khăn áo thướt tha đến chùa vãn cảnh, tìm mong an lành ngày đầu năm (ảnh Xuân Hồng).
Khách thập phương dâng các mâm lễ vật tỏ lòng thành tâm, cầu mong sức khỏe, tài lộc (ảnh Xuân Hồng).
Năm nay Ban quản lí Di tích Côn Cơn - Kiếp Bạc quy hoạch các hộ bán hàng rong vào một khu, tạo không khí thoáng đãng và sạch sẽ cho chùa (ảnh Xuân Hồng).
Hình ảnh những ông đồ già không thể thiếu ở chùa Côn Sơn (ảnh Xuân Hồng).
Người vãn cảnh nghỉ ngơi sau một hành trình dài vãn qua các địa danh nổi tiếng trong chùa (ảnh Xuân Hồng).
Hình ảnh ông lão nhổ cả bó nhang nhúng nước ngay sau khi khách vãn chùa thắp tuy hơi phản cảm, nhưng đảm bảo an toàn cho chùa và vệ sinh (ảnh Xuân Hồng).
Chùa Côn Sơn là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang - vị tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp và từ đó đến nay, ngày mất của Huyền Quang dần trở thành Hội Xuân Côn Sơn. Trước sân tiền đường chùa Côn Sơn có những cây đại cổ, làm tăng cảnh đẹp và tôn nghiêm của chùa. Trong quần thể chùa có rất nhiều những cây thông lâu năm, đặc biệt là hai hàng thông cổ thụ trước cổng chùa rất đẹp. Nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, dưới chân Đăng Minh bảo tháp là Giếng Ngọc. Người xưa cho rằng Giếng Ngọc chính là mắt của con Kỳ Lân. Giếng Ngọc cũng có thời gian bị cỏ cây che lấp. Năm 1995, ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã cho khơi lại, kè đá, xây bờ, lát sân để phục vụ cho du khách về tham quan Côn Sơn lại được tận hưởng nước giếng thiêng. Tại Bàn Cờ Tiên trên đỉnh núi Côn Sơn, nơi đây ngày xưa có một am nhỏ hình chữ Công, tám mái chảy, có lan can xung quanh. Am này có tên là Am Bạch Vân. Chùa Côn Sơn đã chứng kiến một chặng đường đời và bi kịch của người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Sau những năm tham gia triều chính, Nguyễn Trãi lui về Côn Sơn và sống cuộc dời ẩn dật. Cảnh đẹp Côn Sơn đã gợi nên cảm hứng để Nguyễn Trãi sáng tác nhiều bài thơ trong Quốc Âm thi tập. |
Đoàn Tân
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy