Những công ty Mỹ bị “vố đau” từ tỷ giá của Venezuela
26/04/2015 08:46:23
ANTT.VN - Việc Venezuela đưa ra mức tỷ giá hối đoái mới đã làm cho một số công ty lớn mạnh của Mỹ đang có hoạt động kinh doanh tại nước này phải đối mặt với những quyết định liệu có nên áp dụng hay không. Nếu họ quyết định sử dụng mức tỷ giá ít thuận lợi hơn, họ có thể phải đối mặt với chi phí hàng triệu đô la kéo theo cả bảng cân đối và báo cáo thu nhập của họ.

Tin liên quan

Việc Venezuela đưa ra mức tỷ giá hối đoái mới đã làm cho một số công ty lớn mạnh của Mỹ đang có hoạt động kinh doanh tại nước này phải đối mặt với những quyết định liệu có nên áp dụng hay không. Nếu họ quyết định sử dụng mức tỷ giá ít thuận lợi hơn, họ có thể phải đối mặt với chi phí hàng triệu đô la kéo theo cả bảng cân đối và báo cáo thu nhập của họ.
Ít nhất có 46 công ty được đo lường bởi chỉ số S&P 500, đã phát biểu trước các nhà đầu tư rằng đây có thể là một nguy cơ tiềm năng cho đồng tiền của Venezuela trong bối cảnh lạm phát của nước này đã đạt ngưỡng khá cao 64% cuối năm 2014, theo một khảo sát của Bloomberg.


Venezuela có một hệ thống tỷ giá hối đoái đa tầng phức tạp, cung cấp các mức giá hối đoái khác nhau cho đồng Bolivar, và các công ty Mỹ có hoạt động kinh doanh ở nước này phải quyết định mức tỷ giá nào họ sẽ áp dụng để định giá tài sản ròng và báo cáo doanh số. Tỷ giá đầu tiên 6.3 VEF/$ được cung cấp để phục vụ cho việc nhập khẩu lương thực và thuốc men được ủy quyền bởi chính phủ, còn được gọi là tỷ giá Cencoex. Tỷ lệ Cencoex này chỉ dành cho 1 vài trường hợp bởi vì định giá đồng Bolivar quá cao. Tỷ giá thứ hai được gọi là tỷ lệ SICAD, dành cho các lĩnh vực ưu tiên như đấu giá, loại này tương đối cố định.  SICAD I ở mức 12 VEF /$, SICAD II ở mức 52 VEF/$. Theo đó, những công dân Venezuela hoặc các doanh nghiệp chưa được đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ thì có thể mua USD cần thiết thông qua SICAD II.
Do áp lực suy thoái nặng nề về kinh tế, Chính phủ Venezuela đã quyết định tự do hóa một phần tỷ giá hối đoái, mức tỷ giá lúc này sẽ do lượng cung và lượng cầu trên thị trường quyết đinh (giá thị trường). Hệ thống mới này, được gọi là “Hệ thống tiền tệ cận biên (SIMADI)”. Tỷ giá theo hệ thống Simadi rơi vào khoảng 196.95 VEF/$, cao hơn hai tỷ giá đầu, nhưng vẫn thấp hơn so với thị trường chợ đen. Hiện nay, tỷ giá trên chợ đen vào khoảng 272 bolivar/$, mất 36% giá trị trong năm 2015.


Nếu các công ty Mỹ tại Venezuela sử dụng mức tỷ giá ưu đãi là 6.3 và 12VEF/$ cho việc định giá tài sản công ty, nó có thể làm cho doanh thu và tài sản của họ giá trị hơn nhiều lần so với áp dụng tỷ giá mới Simadi.

 

Theo báo cáo của Coca Cola Co., trong ba tháng kết thúc vào ngày 03/4/2015, Công ty đã ghi lại chi phí ròng khoảng 135 triệu USD liên quan đến hoạt động ở Venezuela. Những khoản phí này là kết quả của việc định giá lại giá trị tài sản ròng của công ty con bằng cách sử dụng tỷ giá hối đoái SIMADI.

Pepsi Co. thì cho biết, “Nếu cuối quý đầu tiên của năm 2015, chúng tôi áp dụng tỷ giá hối đoái SICAD 12 bolivar/$, để đo lường lại tài sản ròng, chúng tôi sẽ phát sinh một khoản chi phí ròng khoảng 160 triệu USD.  Còn nếu chúng tôi định giá lại tất cả các tài sản ròng của công ty con ở Venezuela của chúng tôi tại tỷ giá SIMADI, với mức tỷ giá 177 bolivar /$ vào thời điểm đó, chúng tôi sẽ phải gánh chịu một khoản phí ròng là 480 triệu USD”.

Thúy Anh (Theo Bloomberg)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến