Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Như Nhadautu.vn đã từng đề cập, vào hồi tháng 6, CTCP Tập đoàn Bến Thành (Bến Thành Holdings) đã đề xuất đầu tư hai dự án có tổng quy mô 65.300 tỷ đồng tại tỉnh Quảng Ninh; bao gồm: Khu phức hợp thương mại, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng đa năng tại đảo Cái Chiên có tổng vốn đầu tư khoảng 7.108 tỷ đồng, quy mô nghiên cứu khoảng 2.550 ha (bao gồm toàn bộ diện tích đảo Cái Chiên); Khu công nghiệp dịch vụ logistics, công nghệ cao và cảng biển Hải Hà quy mô 4.988ha với tổng vốn đầu tư dự kiến trên 58.200 tỷ đồng, triển khai trong 2,5 năm.
Ra đời vào năm 2013 song Bến Thành Holdings chỉ mới được nhắc đến nhiều trong vài năm trở lại đây, chính vì vậy, hứng thú của Bến Thành với các dự án quy mô khủng như trên không khỏi dẫn đến những băn khoăn về giới chủ của doanh nghiệp này. Nhadautu.vn đã có bài viết khá chi tiết về Bến Thành Holdings (mời đọc: Ông lớn Bến Thành Holdings ‘ngắm’ dự án 65.000 tỷ đồng ở Quảng Ninh là ai?), nên trong phạm vi bài viết này PV sẽ chỉ đề cập đến một nhân tố trẻ, người đã mạnh tay hỗ trợ nguồn vốn cho tập đoàn của doanh nhân Nguyễn Cao Trí, ít nhất là trên sổ sách.
Theo đó, đi sâu vào cơ cấu cổ đông, hình bóng bà Đào Ngọc Bảo Phương, sinh năm 1994 lại càng rõ nét. Vào ngày 24/4/2020, nữ đại gia bí ẩn này đã rót vào Bến Thành Holdings số tiền lên tới 7.560 tỷ đồng, qua đó trở thành cổ đông lớn nhất nắm quyền chi phối với tỷ lệ 60%. Động thái này qua đó cũng giúp Bến Thành Holdings nâng tổng vốn điều lệ lên mức 12.600 tỷ đồng, tại đây bà Bảo Phương đảm trách vị trí Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật.
Dữ liệu Nhadautu.vn cho thấy ngoài Bến Thành Holdings, bà Đào Ngọc Bảo Phương còn đại diện cho loạt doanh nghiệp khác như: Công ty Cổ phần Bến Thành Investment Group, Công ty Cổ phần Chợ Lớn Capital, Công ty Cổ phần Tập đoàn VNA, Công ty Cổ phần đầu tư Văn Lang Bình Thuận hay Công ty TNHH Chloe Hospitality.
Trong đó Chloe Hospitality là cái tên từng xôn xao trong giới đầu tư vào năm 2018 khi đứng ra nhận chuyển nhượng quyền quản lý “tòa lâu đài” Tajmasago và nhà hàng Cham Charm từ doanh nhân Hoàng Khải (Khải “Silk”). Được biết, sau khi tiếp quản 2 bất động sản này, Chloe Hospitality đã dần cung cấp nhiều loại hình dịch vụ như ẩm thực cho những sự kiện của giới kinh doanh, từ hội nghị, chiêu đãi, yến tiệc, du thuyền trên sông… đến trình diễn sản phẩm.
Giá trị chuyển nhượng không được công bố tuy nhiên hai công trình trên từng được Tập đoàn Khaisilk đầu tư hơn 30 triệu USD.
Chloe Hospitality thực ra là một pháp nhân tuổi đời còn khá trẻ, được thành lập cách thương vụ trên ít tháng - cụ thể là vào ngày 6/9/2018. Ban đầu, vị trí Tổng Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của Chloe Hospitality thuộc về phu nhân của ông Nguyễn Cao Trí là bà Bùi Thị Vân Anh (SN 1970, thường trú tại phố Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh), đến cuối năm 2018 vị trí này được giao cho bà Đào Ngọc Bảo Phương.
Dưới sự dẫn dắt của doanh nhân Bảo Phương, Capella Holdings đang định hướng trở thành một tập đoàn đa ngành, lấy dịch vụ F&B và giải trí làm ngành kinh doanh cốt lõi - tức là khá phù hợp cho việc tiếp quản 2 dự án của Khaisilk.
Ngoài ra, theo dữ liệu mà Nhadautu.vn có được, vào tháng 2/2020 vị doanh nhân sinh năm 1994 này đã đăng ký đảm bảo căn hộ trị giá hơn 4 tỷ của mình tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Phú Nhuận.
Tác giả: Khánh An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy