Tin liên quan
Hiện nay, cùng với dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa ATM, hàng loạt ngân hàng (NH) trong và ngoài nước đang chạy đua phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng cá nhân nhằm mở rộng hoạt động, tăng doanh thu trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống NH khá chậm. Tuy vậy, do chạy theo số lượng, không ít nhân viên NH đã “quên” tư vấn chi tiết cho khách về các nghĩa vụ của họ sau khi quẹt chiếc thẻ thần kì đó.
Anh Nguyễn Văn Lâm (hiện đang làm nhân viên kỹ thuật ở Hà Đông, Hà Nội) mới nhận được thông báo nợ tiền ngân hang dù theo anh gần đây chưa hề có giao dịch vay tiền gì. Cách đây hơn một năm, được một người bạn làm ngân hàng tư vấn nhiệt tình và mời chào anh Lâm làm thẻ tín dụng miễn phí. Thời gian dài sau khi kích hoạt thẻ, anh thường xuyên không có nhu cầu mua sắm ở các trung tâm thương mại hoặc các cửa hàng có điểm chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng nên chiếc thẻ vẫn được anh giữ trong ví mà không được sử dụng.
Anh Văn Lâm chia sẻ: “Khi mở thẻ tôi không nghĩ tới việc thu phí thường niên sau khi hết hạn năm đầu miễn phí. Hơn nữa, khi được tư vấn thấy mở thẻ chỉ cần có hợp đồng lao động tính theo lương nên cô bạn cũng không tư vấn kĩ về biểu phí thường niên sau năm đầu nên tôi mở thẻ thôi!”. Ngân hàng đòi anh đóng 800.000đồng/năm phí thường niên, dù khi hỏi nhân viên tổng đài để đóng tài khoản thì anh vẫn phải đóng khoản phí “trên trời rơi xuống” này.
Ngoài những tiện lợi mà thẻ tín dụng mang lại, chủ thẻ phải kiểm soát mức chi tiêu tránh áp lực nợ sau này
Một trường hợp khác khiến cho chủ thẻ tín dụng phải méo mặt là chị Thanh Hoa (Hoàn Kiếm, Hà Nội) không phải bất ngờ về khoản phí của thẻ mà do cách tiêu tiền không kiểm soát. Chị Hoa cho biết: “Thẻ tín dụng mà chị đang dùng là của chồng- hiện đang làm cho một công ty liên doanh có tiếng. Vì sử dụng thẻ rất đơn giản, không cần mật khẩu, khi đến các trung tâm thương mại mua sắm hoặc các cửa hiệu, chị chỉ cần”quẹt thẻ” là thanh toán xong, sau đó trừ vào tài khoản của chồng nên nhiều khi không để ý”.
Thế nhưng gần đây, do nhu cầu mua sắm lớn và theo thói quen, chị Hoa đã tiêu vượt hạn mức tín dụng cho phép của thẻ, chồng chị lại đi công tác nước ngoài. Đến cuối tháng khi nhận được thông báo của ngân hàng, chị mới hốt hoảng khi biết số tiền thực sự mình đã tiêu thời gian vừa qua, cộng thêm khoản phí vượt hạn mức. “Chắc sau này chị phải lưu ý kĩ hóa đơn khi thanh toán và theo dõi thường xuyên thông báo của ngân hàng. Chứ với khoản phí và thói quen thế này thì áp lực trả nợ tín dụng là rất lớn”- chị Hoa chia sẻ.
Được biết, ngoài khoản phí thường niên được các NH áp dụng cho thẻ tín dụng từ 100.000 - 1.000.000 đồng/năm/thẻ, tùy theo loại thẻ chuẩn hay thẻ vàng, thẻ platium (thường các NH nước ngoài có mức phí cao hơn NH trong nước), người sử dụng còn chịu một vài loại phí khác mà NH áp dụng khá cao như phí rút tiền mặt thông thường là 4% giá trị giao dịch (một số NH có áp dụng mức tối thiểu từ 50.000 - 200.000 đồng/giao dịch). Bên cạnh đó, một số NH còn tính thêm lãi suất trên số tiền chủ thẻ đã rút ra; tính phí giao dịch quốc tế hay có nơi gọi là phí chuyển đổi ngoại tệ từ 2 - 3,5% trên giá trị giao dịch; phí mất thẻ/thất lạc là 200.000 đồng/lần/thẻ…
Sử dụng thẻ tín dụng cần đảm bảo an toàn, tránh mất cắp thông tin thẻ
Bên cạnh việc lưu ý về các loại phí, chủ thẻ tín dụng cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng. Chẳng hạn, với thẻ ATM nếu chẳng may bị mất, kẻ gian phải tốn thời gian dò tìm số PIN để rút tiền; còn với thẻ tín dụng kẻ gian có thể cầm đi thanh toán ở các cửa hàng, trung tâm thương mại vì thực tế thu ngân ở những nơi này thường chỉ lấy thẻ quẹt trừ tiền mà không cần biết người dùng có đúng là chủ thẻ hay không.
Ngay khi phát hiện bị mất thì chủ thẻ nên gọi điện thông báo ngay với NH để tạm khóa thẻ. Hiện hầu hết các NH đều đã có dịch vụ thông báo biến động giao dịch vào điện thoại di động; chủ thẻ nên đăng ký dịch vụ này nhằm kịp thời phát hiện những giao dịch bất thường mà không phải mình thực hiện để thông báo với NH xử lý.
Việc mua hàng trực tuyến hiện nay khá phổ biến với những người tiêu dùng trẻ, và vấn đề này cũng ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm khi bị mất thông tin thẻ. Các NH đã liên tục khuyến cáo khách hàng hãy thận trọng, tránh những đường link giả mạo hệ thống website của NH để lấy cắp thông tin của chủ thẻ.
Do đó, người tiêu dùng cần tính toán kỹ khả năng trả nợ, vì nếu không thanh toán được đúng hạn, thì sẽ phải chịu mức lãi suất cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi vay nợ thông thường. Ngoài ra, khi chi tiêu tiền bằng thẻ tín dụng, khách hàng còn có thể bị rơi vào tình trạng khó trả nợ khi cần vay vốn hệ thống ngân hàng.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy