Bên cạnh xu hướng bán tháo trên các thị trường toàn cầu, chứng khoán Việt cũng được dự báo sẽ đỏ lửa trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 29/11, bởi những lo lắng về biến thể mới Omicron.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, với kinh nghiệm đã trải qua các làn sóng khác của Covid và các biến chủng khác nhau của virus, kết quả là thị trường luôn tạo ra các đỉnh cao hơn, thì nhiều khả năng, tâm lý thị trường sẽ chỉ ảnh hưởng vào đầu tuần rồi nhanh chóng tích cực dần lên.
Theo CSI, ở biểu đồ tuần, xu hướng tăng điểm của VN-Index vẫn được xác nhận mà chưa có một tín hiệu cho thấy sự đảo chiều. Mặc dù vậy, xu hướng tăng điểm đã kéo dài hơn một tháng qua nên khả năng cao sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh là điều có thể xảy ra.
Quay lại diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam phiên giao dịch sáng đầu tuần ngày 29/11, ảnh hưởng chung của thị trường quốc tế, áp lực bán đã xuất hiện và lan rộng trên ngay từ đầu đầu phiên khiến bảng điện tử chìm trong sắc đỏ.
Tuy nhiên, điểm tích cực có thể thấy là lực bán tháo đã không diễn ra khi dù thị trường chứng kiến hàng trăm mã giao dịch dưới mốc tham chiếu nhưng chỉ có vài ba mã nằm sàn.
Trong nhóm VN30, cổ phiếu lớn bất động sản – VIC tiếp tục đóng vai trò hỗ trợ chính cho thị trường khi là mã duy nhất có được sắc xanh.
Sau hơn 30 phút giao dịch thăm dò, lực cầu nhập cuộc khá sôi động, đã tiếp sức cho thị trường dần hồi phục. Những sắc xanh đã dần lan rộng hơn trên nhóm VN30 nói riêng và toàn thị trường nói chung, giúp VN-Index tìm lại mốc 1.480 điểm.
Đặc biệt, cổ phiếu VIC dần tăng tốc và đã vượt xa vùng giá 100.000 điểm sau lỗi hẹn vào phiên cuối tuần trước ngày 26/11. Ngoài ra, một số mã lớn khác như VHM, SSI, VRE, TPB cũng đang le lói sắc xanh.
Bên cạnh đó, ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhiều mã nóng vẫn lội ngược dòng thành công, như JVC, MCG, DRH, LCG, PTL nhanh chính có được sắc tím ngay đầu phiên. Ngoài ra, mã IDI cũng chưa có dấu hiệu ngừng nghỉ sau chuỗi ngày dài tăng tốc và hiện cũng đang xoay quanh mức giá trần.
Thị trường diễn biến cuối phiên sáng trở nên ổn định hơn, mỗi khi lực bán tăng thì lực mua lại xuất hiện rất tốt giúp chỉ số và giá cổ phiếu không bị giảm sâu. Về mặt kỹ thuật, phiên sáng nay mở một gap khá lớn trên đồ thị chỉ số, nếu thị trường không giảm sâu thì khả năng tăng điểm lap gap sẽ sớm xảy ra.
Chốt phiên sáng, trên sàn HOSE có 362 mã giảm, gấp gần 3 lần số mã tăng (122 mã tăng, với 18 mã tăng trần), VN-Index giảm 14,55 điểm (-0,97%) xuống 1.478,48 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 652 triệu đơn vị, giá trị 19.919 tỷ đồng, tăng 6,56 triệu đơn vị nhưng giảm nhẹ 1% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước ngày 26/11. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 13,24 triệu đơn vị, giá trị 670,79 tỷ đồng.
Nhóm VN30 chỉ có 4 mã giữ được sắc xanh, trong đó SSI, VHM và BVH tăng nhẹ trên dưới 0,5%, đặc biệt là VIC tiếp tục đóng góp lớn vào chỉ số chung của thị trường và có thời điểm cũng tiến sát mức giá trần. Chốt phiên, VIC đã tăng 4,6% lên 103.000 đồng/CP, với thanh khoản vẫn sôi động, đạt gần 5,5 triệu đơn vị.
Còn lại, có tới 26 mã giao dịch dưới mốc tham chiếu với biên độ giảm chủ yếu trên dưới 2%, trong đó PLX và PNJ giảm sâu nhất khi lần lượt để mất 3,7% và 3,4%.
Trong khi đó, ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, bên cạnh các mã vẫn duy trì sức nóng như LCG, DRH, IDI, JVC, PTL, MCG… tiếp tục có thêm phiên tăng trần, thì đã có những mã bị xả bán. Điển hình là SJF đã bị bán mạnh và tạm dừng phiên sáng nay tại mức giá sàn 22.450 đồng/CP với khối lượng dư bán sàn gần 1,67 triệu đơn vị.
Xét về nhóm ngành, như đã nói ở trên, dòng bank đã tạo sức ép lớn nhất trên thị trường khi không có mã nào giữ nổi mốc tham chiếu. Sắc đỏ lan rộng toàn bộ nhóm ngành với LPB giảm sâu nhất ngành khi để mất 4,2%; VIB, MSB, OCB giảm hơn 3%, còn các mã lớn như VCB, TCB, BID giảm trên dưới 2,5%...
Nhóm chứng khoán phân hóa nhẹ với các mã HCM, SSI, VIX, VND, TVS nhích nhẹ, trong khi VCI, VDS, ARG, CTS… điều chỉnh giảm.
Ở nhóm cổ phiếu thép cũng có sự phân hóa mạnh. Bên cạnh TLH tăng trần ngay đầu phiên với lượng dư mua trần khá lớn, POM và SMC tăng khá tốt, thì HPG giảm 1,1%, HSG giảm 2%, NKG giảm 1,8%.
Ở nhóm bất động sản và xây dựng, bên cạnh người anh cả VIC tăng tốt, nhiều mã vừa và nhỏ vẫn duy trì đà tăng mạnh. Trong đó, ITA tạm dừng phiên sáng nay đứng sát mức giá trần; HQC, HBC, CII; tăng hơn 2%, SCR, LDG tăng hơn 3%...
Trên sàn HNX, sau cú lao dốc mạnh đầu phiên, thị trường đã dần lấy lại thăng bằng và hồi phục tốt.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 77 mã tăng và 156 mã giảm, HNX-Index tăng 3,14 điểm (+0,68%) lên 461,77 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 92 triệu đơn vị, giá trị 2.485,12 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 827 triệu đơn vị, giá trị 150,25 tỷ đồng.
Cổ phiếu đóng góp lớn giúp chỉ số chung thị trường khởi sắc trở lại trước áp lực bán vẫn diễn ra trên diện rộng là THD. Chốt phiên sáng nay, THD tăng 6,3% lên mức giá cao nhất phiên 263.500 đồng/CP.
Bên cạnh đó, nhiều mã bất động sản, xây dựng khác trong nhóm HNX30 cũng ghi nhận mức tăng tốt, như VMC tăng trần, CEO tăng 3,3%, L14 tăng 1,2%...
Trái lại, cổ phiếu NDN giảm sâu nhất trong nhóm HNX30 khi để mất 8,1%, nhưng IDC lại là gánh nặng lớn nhất cho chỉ số chung khi để mất 4,6%.
Bên cạnh đó, cặp đôi cổ phiếu ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng chung của ngành, với BAB giảm 5,6% xuống 23.400 đồng/CP, còn NVB giảm 2% xuống 29.000 đồng/CP.
Ở nhóm chứng khoán cũng có sự phân hóa với SHS, ART, BVS điều chỉnh giảm, trong khi APS, VIG, IVS giữ sắc xanh.
Về thanh khoản, cổ phiếu CEO dẫn đầu trên sàn HNX với 8,73 triệu đơn vị được khớp lệnh thành công; tiếp theo là SHS khớp hơn 7 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, thị trường vẫn giảm khá sâu trước áp lực bán trên diện rộng.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 1,26 điểm (-1,1%), xuống 113,08 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 66,83 triệu đơn vị, giá trị 1.441,4748 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,4 triệu đơn vị, giá trị 29 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng trên UPCoM cũng diễn biến thiếu khả quan khi đồng loạt dừng phiên sáng nay trong sắc đỏ như BVB, ABB, VAB, NAB…
Tương tự, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng đồng loạt điều chỉnh, trong đó, BSR chốt phiên sáng nay giảm 3,8% xuống mức 20.500 đồng/CP và vẫn là mã thanh khoản tốt nhất thị trường, đạt gần 10,2 triệu đơn vị.
Có mức thanh khoản xấp xỉ BSR là HHV với hơn 10,1 triệu đơn vị được giao dịch thành công và cổ phiếu này là một điểm nhấn của thị trường khi chốt phiên tăng 5,2% lên 24.100 đồng/CP.
Tác giả: T.Thúy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy