Tin liên quan
Gặp khó với Tam Đảo 05
Tính đến 31/12/2014, vốn điều lệ của Công ty CP Chế tạo Giàn khoan dầu khí (PV Shipyard) là 594,9 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam PTSC góp 28,75%, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt nam (SBIC) góp 7,53%, BIDV và Lilama mỗi bên sở hữu 4,03% vốn, Liên doanh Vietsovpetro-VSP cũng góp mặt trong danh sách với 3,63% vốn.
Trên cơ sở đề án quy hoạch tổng thể phát triển lĩnh vực dịch vụ ngành dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 và chiến lược tăng tốc phát triển của Petro Vietnam, PV Shipyard đã xây dựng các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược kế hoạch cụ thể. Nhưng “mọi sự không như là mơ”, khi các chủ đầu tư thay đổi kế hoạch, đặc thù về sản xuất kinh doanh của PV Shipyard có giá trị lớn và thực hiện trong khoảng thời gian dài từ 2-3 năm, quyết định của các chủ đầu tư đã ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.
Đơn cử, kế hoạch đóng mới giàn khoan tự nâng 90m nước “Tam đảo 05” là một điển hình, dự án do Liên doanh Việt – Nga (VSP) là chủ đầu tư theo hình thức EPC, với tổng giá trị hợp đồng dự kiến lên tới 230,34 triệu USD. Năm 2014, PV Shipyard đã hoàn thành 34% khối lượng công trình, mặc dù hợp đồng có thời gian thực hiện đến năm 2016 nhưng việc suy giảm giá dầu tác động trực tiếp đến nguồn thu ngân sách của chủ đầu tư, từ đó Vietsovpetro sẽ phải xem xét lại hoặc dừng, hoãn kế hoạch khoan tìm kiếm, thăm dò, các dự án đóng mới, nâng cấp cũng vì thế mà ảnh hưởng.
Báo cáo thường niên 2014 của PV Shipyard mới đây đã nhận định, hợp đồng có giá trị lớn như Tam Đảo 05 sẽ làm thay đổi cả Kế hoạch sản xuất năm 2015 và các năm tiếp theo của Công ty.
Tình hình tài chính hiện tại của PV Shipyard cũng là một vấn đề đáng bàn. Năm 2013, “đứa con” của Petro Vietnam thai nghén đã gây ra khoản lỗ khủng lên tới 206 tỷ đồng (6 tháng đầu năm 2013 lỗ 166,4 tỷ đồng chủ yếu do chi phí khấu hao). Bước sang năm 2014, mặc dù hoạt động của Công ty có lãi 23,13 tỷ đồng trước thuế, nhưng do phần lỗ lũy kế quá lớn, cổ đông Công ty lại tiếp tục không được chia cổ tức.
Chính dự án 230 triệu đô “Tam Đảo 05” cũng là tác nhân khiến PV Shipyard long đong. Theo kế hoạch, Công ty dự kiến ký hợp đồng vào tháng 8/2013 và mang về lợi nhuận khoảng 6,4 tỷ đồng và hạch toán chi phí khấu hao cho 6 tháng cuối năm (sẽ giảm bớt chi phí và tăng lợi nhuận – PV). Tuy nhiên do thay đổi từ phí chủ đầu tư – chủ yếu từ phía Nga mà đến tháng 11/2013 hợp đồng mới được ký kết và bắt đầu triển khai từ tháng 12.
Người kế nhiệm “mạnh” đến đâu?
Đối mặt với những khó khăn liên tiếp đặt ra từ thị trường và sự bị động trong kế hoạch thu xếp vốn của mình, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên PV Shipyard tổ chức vừa qua, Chủ tịch HĐQT Đặng Thế Hưởng đã trình bày phương án tái cơ cấu tổ chức Công ty. Theo đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam – PVN) chủ trương thành lập Tổng công ty về lĩnh vực đóng mới sửa chữa phương tiện nổi gồm 3 đơn vị là Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS), công ty CP Đóng mới và sửa chữa tàu Dầu khí Nhơn Trạch (NTS) và PV Shipyard.
Điều đáng chú ý, PV Shipyard sẽ phát hành cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ cho DQS góp thêm 619,18 tỷ đồng, tương đương chiếm 51% tổng vốn điều lệ có quyền chi phối.
Như vậy, sau khi DQS góp vốn để biến PV Shipyard thành công ty con, vốn điều lệ tại đây sẽ tăng lên 1.214 tỷ đồng.
Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất được thành lập vào đầu năm 2006 là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam. Đến ngày 01/07/2010, để thực hiện chiến lược tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam của Chính phủ, DQS được chuyển giao về Petro Vietnam quản lý, khai thác.
Mới đây, lãnh đạo DQS đã dự kiến doanh thu năm 2015 là 1.114,52 tỷ và sẽ tăng lên 11.093 tỷ đồng vào năm 2020.
PVN cũng đã không ít lần nâng đỡ PV Shipyard qua những gói cứu trợ tài chính như khoản vay nợ dài hạn từ Tổng Cty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC), nay là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) lên đến 891 tỷ đồng (một khoản 641 tỷ ngày 17/05/2011, một khoản trị giá 250 tỷ đồng ngày 18/03/2011) dù hợp đồng 12 tháng nhưng đã được gia hạn đến năm 2024 để trả nợ gốc.
Phương án trả nợ của PV Shipyard được PVN gia hạn đến năm 2024
Cả hai khoản vay này đều dành cho việc thanh toán chi phí đầu tư dự án “Xây dựng căn cứ đóng mới và sửa chữa giàn khoan dầu khí” của PV Shipyard.
DQS vẫn do một tay Tập đoàn dầu khí Việt Nam chỉ đạo, điều hành. Liệu rằng phương án cứu cánh lần này của PVN khi mạnh tay rót thêm hơn 600 tỷ đồng vào PV Shipyard có thể thay đổi được vận mệnh “èo uột” của công ty này hay không? Thị trường đóng mới, sửa chữa phương tiện nổi hiện đại của Việt Nam vẫn là một thị trường đầy tiềm năng, chỉ có những doanh nghiệp có đủ lực mới có thể duy trì và phát triển - đặc biệt trong bối cảnh thị trường chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố bên ngoài như hiện nay.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy