Tin liên quan
Ghìm cương “chú ngựa bất kham” CPI
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có lúc “phi mã” ví như “chú ngựa bất kham” tại Việt Nam khi giá cả có những lúc vượt ra ngoài quy luật thị trường. Có thời điểm, CPI Việt Nam vọt lên tới 2 con số khiến chẳng riêng những “người cầm cương”, mà ngay cả những “người đi đường” vốn tưởng chẳng liên quan tới “chú ngựa” CPI cũng phải phen khiếp vía. Chẳng may “chú” ấy “đá” phải ai, người ấy chỉ còn nước nằm quay đơ chờ nhập viện. Ấy vậy mà tiễn năm Ngọ, “chú ngựa” CPI phải cúi đầu khuất phục trước những cú “ghìm cương” ngoạn mục. Kết quả, CPI năm qua dừng ở con số thấp kỉ lục: 1,84%. Loại trừ các yếu tố tăng, giảm giá xăng dầu, mức lạm phát năm 2014 cũng chỉ chòm chèm ở quanh mốc 4%, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP cán đích ấn tượng ở con số 5,98%. Đó là thành công ngoài mong đợi trong một năm điều hành đầy sóng gió.
Xu hướng lạm phát thấp và tăng trưởng cao hơn là tất yếu trên thế giới và khu vực khi bóng đêm khủng hoảng đang nhỏ dần trước ánh bình minh đang ngày càng sáng tỏ. Nếu xét trong bối cảnh Việt Nam phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn các nước khác, đặc biệt là tác động tiêu cực từ sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, thì sẽ thấy đó thực sự là một thành công ngoạn mục.
CPI năm 2014 dừng ở con số thấp kỉ lục: 1,84%
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá: Tình hình kinh tế – xã hội nước ta năm 2014 phát triển với những tín hiệu tích cực, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất. Tuy vậy, cũng có một số người, trong đó có cả các chuyên gia kinh tế, vẫn tỏ ý hoài nghi về một xu hướng phục hồi của nền kinh tế đang dần được định hình rõ nét.2
Những ý kiến hoài nghi không đánh giá quá cao kết quả đã đạt được, cho rằng lạm phát thấp chỉ phản ánh thực trạng nền kinh tế nước ta đã bước vào giai đoạn mỏi mệt sau thời gian dài gồng mình chống trả sự xâm lấn của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trái ngược với những ý kiến nêu trên, Chính phủ Việt Nam thống nhất nhận định rằng, nền kinh tế Việt Nam không hề có dấu hiệu giảm phát bởi dù lạm phát ở mức thấp kỉ lục, nhưng tăng trưởng vẫn được duy trì ở mức khá và cao hơn mục tiêu đặt ra từ đầu năm. Cùng với đó, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng vẫn liên tục được cải thiện theo xu hướng tăng rõ rệt. Do đó, lạm phát thấp không phải là sự phản chiếu của một nền kinh tế đang bước vào đận đi xuống.
Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá, GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng khá trong khi lạm phát thấp chứng tỏ nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi. Nguyên do của sự “ghìm cương” CPI thành công là do Việt Nam đã kiểm soát rất chặt lượng tiền đưa vào thị trường. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế cũng giúp loại ra những doanh nghiệp làm ăn, chi tiêu không hiệu quả, làm lạm phát giảm xuống và tăng trưởng tăng lên. Như vậy là chúng ta đã theo đúng nhịp kinh tế quốc tế, kinh tế lành mạnh, xu hướng như thế là rất tốt.
Cùng với quan điểm cứng rắn trong điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ Việt Nam, sự sụt giảm mạnh mẽ của giá dầu thế giới cũng được đánh giá là nguyên nhân quan trọng buộc “chú ngựa” CPI Việt Nam phải cúi đầu đi đúng đường đi, nước bước đã được vạch định.
Có nên “nới lỏng cương” khi tiễn Ngọ, đón Mùi?
Trong điều hành kinh tế vĩ mô thời gian qua khiến nhiều người nghĩ tới một “kịch bản” nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm 2015, coi đó như một “cú huých” thúc đẩy cả nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.
Không nằm ngoài suy đoán ấy, ngay những ngày đầu năm, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh tỉ giá đồng Việt Nam so với đồng đô-la Mỹ theo hướng làm đồng Việt Nam giảm giá khoảng 1%. Sự điều chỉnh này được đánh giá là chưa thực sự tương xứng và họ mong muốn mức giảm phải sâu hơn một chút. Đó rõ ràng là một “liều thuốc thử” vừa phải trong bối cảnh “chú ngựa” CPI chưa phải đã thực sự được thuần hóa bởi những mầm mống bất kham vẫn lẩn khuất đâu đó, sẵn sàng thôi thúc “chú ngựa” CPI ngẫu hứng bất cứ lúc nào.
Đánh giá việc có nên “kích cung” vào thời điểm này hay không, ông Cao Sĩ Kiêm nhấn mạnh vấn đề quan trọng là làm tăng năng suất, cơ sở vật chất, kĩ thuật nhằm nâng cao sức cạnh tranh, hướng đến tăng trưởng bền vững, chứ không thể “kích cung một cách vô lối”. Ông cho rằng, lạm phát giai đoạn này của Việt Nam không như trước đây. Trước đây là lạm phát tiền hàng, còn nay là lạm phát dòng vốn. Việt Nam đang ít vốn, thiếu vốn. Nếu không sử dụng đúng mục đích và hiệu quả thì sẽ càng làm kinh tế chìm xuống, tụt hậu, chứ không phải đi lên.
Nên đọc
Theo Báo Người cao tuổi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy