Tin liên quan
Sẽ thật thú vị nếu ngồi cùng nhau tranh luận về việc nếu xảy ra chiến tranh nước nào có thể đánh bại được nước nào, và sẽ tốt hơn nếu chúng ta có dẫn chứng cho các lập luận của mình.
Dưới đây là một bản tóm tắt về quân đội của 10 quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực quân sự theo xếp hạng của tổ chức Global Firepower dựa trên việc theo dõi sức mạnh quân sự của các quốc gia thông qua các nguồn thông tin công khai. Chúng tôi loại trừ việc so sánh về hải quân của Global Firepower khi họ đánh giá sức mạnh hải quân thông qua việc đánh giá số lượng tàu, điều này làm cho các tàu tuần tra cũng được coi như có sức mạnh ngang với các tàu hàng không mẫu hạm. Danh sách các nước có lực lượng hải quân lớn nhất được tính toán bằng tầm ảnh hưởng để thay thế cho phương pháp của Global Firepower.
Dưới đây là bảng chúng tôi đưa ra về sức mạnh quân sự của 10 quốc gia sau:
1. Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Hải quân Mỹ và tàu hơi nước của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản trong cuộc diễn tập liên hợp “Keen Sword 15” ở vùng biển phía nam Nhật Bản ngày 19/11/2014.
Không có bất gì ngờ khi ngôi vị đầu bảng thuộc về Mỹ. Quốc gia này đã dành 577 tỷ USD chi tiêu cho quốc phòng mỗi năm – cao gấp gần bốn lần so với con số 145 tỷ USD của Trung Quốc. Nếu xét về mặt nhân lực, Mỹ đứng sau cả Ấn Độ và Trung Quốc nhưng với hạm đội tàu sân bay siêu “khủng” cùng các vũ khí tiên tiếng, hải quân của quốc gia này vượt trội hẳn so với tất cả các quốc gia khác.
2. Nga
Dàn xe quân sự của Nga bao gồm cả chiếc “siêu tăng” T-14 Armata tại Quảng trường Đỏ trong buổi diễn tập trước Ngày Chiến thắng 9/5/2015, kỷ niệm 70 năm ngày chiến thằng Phát xít.
Đối thủ của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh vẫn luôn đáng gờm.
Nga xếp thứ hai trong bảng xếp hạng này nhờ số lượng các phương tiện bọc thép. Quốc gia này sở hữu một lực lượng hải quân lớn mạnh và cũng là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Nga đứng thứ tư về số lượng quân, nhưng số nhiều trong đó lại là lính nghĩa vụ ngắn hạn.
3. Trung Quốc
Quốc kỳ Trung Quốc trong buổi lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 tại Sân vận động Quốc gia ngày 8/8/2008.
Trung Quốc là quốc gia chi ngân sách cho quốc phòng lớn thứ hai với số chi là 145 tỷ USD, số lượng hạm đội bay nhiều thứ ba, lực lượng xe tăng lớn thứ hai và quân số hùng mạnh bậc nhất thế giới.
Lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc cũng đã giành 3 trong số 4 vị trí hàng đầu tại cuộc thi đấu lực lượng đặc nhiệm Warrior Games ở Jordan. Mặc dù được trang bị hệ thống kỹ thuật mạnh, tuy nhiên lại hiếm khi được sử dụng.
4. Ấn Độ
Các binh sĩ quân đội Ấn Độ, theo sau là đội hình tăng Bhishma, phiên bản lắp ráp trong nước của tăng T-90 S, và xe phóng tên lửa BrahMos trong cuộc diễu hành diễn tập nhân ngày Republic Day tại Dinh Tổng Thống ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 23/1/2009 .
Thứ hạng của Ấn Độ chủ yếu là nhờ lực lượng lao động lớn và số lượng tham gia vào phục vụ trong quân đội. Quốc gia này cũng sở hữu đội bay và lực lượng xe tăng khá đáng gờm.
Một điều thú vị không thể không kể đến, lực lượng biên phòn Ấn Độ là lực lượng quân sự hiện đại duy nhất duy trì một “trung đoàn lạc đà”!
5. Anh
Dù chỉ sở hữu một lượng xe tăng khiêm tốn, một số lượng thấp máy chiến đấu và quân số không cao, Vương quốc Anh vẫn duy trì được vị trí trong top năm với lực lượng hải quân lớn mạnh thứ năm và ngân sách chi cho quốc phòng lớn thứ năm trên thế giới.
Quân đội Anh cũng được hỗ trợ rất nhiều bởi lợi thế địa lý. Thật khó cho một lực lượng nào có thể xâm chiếm và tấn công một hòn đảo.
6. Pháp
Các binh lính Pháp thuộc Tiểu đoàn 16 Hunter bảo vệ đường băng tại sân bay Abeche ngày 4/8/2004 khi quân đội Pháp lập cầu hàng không viện trợ nhân đạo. Quân đội Pháp đang tuần tra khu vực giữa biên giới Sudan và trại tị nạn ở miền đông Chad và hỗ trợ các tổ chức viện trợ trong việc phân phối hàng cứu trợ cho những người tị nạn chạy trốn khỏi cuộc xung đột tại khu vực Darfur, Sudan.
Không sở hữu những con số ấn tượng về số lượng tàu chiến hạm, máy bay chiến đấu hay lực lượng xe tăng, nhưng quân đội Pháp luôn sở hữu những trang thiết bị vô cùng hiện đại và có khả năng tác chiến tốt.
Phản lực cơ Mirage và Rafale, máy bay trực thăng Tiger, xe tăng chiến đấu LeClerc và tàu sân bay năng lượng hạt nhân là một phần trong những gì đằng sau sức mạnh quân sự của Pháp.
Pháp cũng sở hữu ưu thế nhờ khả năng tự sản xuất các vật tư khí tài quân sự. Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi như vậy quốc gia này có khả năng tạo vũ trang cho mình trong một cuộc chiến tranh kéo dài.
7. Hàn Quốc
Dù sở hữu lực lượng quân số lớn thứ sáu, các hạm đội bay nhiều thứ sáu và lực lượng hải quân lớn thứ tám trên thế giới, ngân sách quốc gia này dành cho quốc phòng là khá nhỏ, chỉ với 33 tỷ USD và quân đoàn thiết giáp khiêm tốn.
Mối đe dọa lớn nhất của Hàn Quốc hiện tại lại là Bắc Triều Tiên – quốc gia có lực lượng hải quân lớn nhất bởi số lượng tàu nhưng bị đánh giá là yếu hơn do các trang thiết bị lỗi thời và và nguồn nhân lực cho quân sự không được huấn luyện tinh nhuệ.
8. Đức
Quân lính Tây Đức trên chiếc xe tăng Leopard I được ngụy trang trong diễn tập Reforger ngày 28/9/1983.
Đức được Global Firepower xếp hạng cao và National Interest đánh giá tốt bởi một nền kinh tế mạnh, các khoản chi cho quốc phòng lớn và công tác đào tạo huấn luyện tốt.
Tuy nhiên, những tin tức gần đây về Đức đã đe dọa vị trí hiện tại khi lượng dầu tiêu thụ của quốc gia này đang lớn hơn nhiều so với lượng dầu sản xuất ra, mà Nga, đối thủ được coi là có khả năng nhất của Đức lại là nguồn nhập khẩu dầu chính của Đức. Để vượt qua sự thiếu hụt dầu mỏ này, Đức cần chuyển dần sang sử dụng năng lượng từ than đá và điện hạt nhân.
Ngoài ra, quốc gia này còn phải đối mặt với một vấn đề lớn đó là về súng trường tiêu chuẩn.
9. Nhật Bản
Nhật Bản sẽ được xếp hạng cao hơn nếu người dân của họ khát khao chiến tranh hơn.
Là nước chi tiêu quân sự lớn thứ 6 thế giới, Nhật Bản có hạm đội máy bay lớn thứ 5 thế giới và lực lượng hải quân lớn thứ 4. Tuy nhiên, hiến pháp của Nhật Bản đã hạn chế việc nước này triển khai quân đội trên toàn thế giới.
10. Thổ Nhĩ Kỳ
Xe tăng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến đến vị trí ở biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, gần thị trấn Sanliurfa ở phía đông Nam ngày 06 tháng 10 năm 2014.
Mở rộng ngành công nghiệp quân sự là một tín hiệu tốt cho quân đội của Thổ Nhĩ Kỳ.
Phần lớn quân đội của Thổ Nhĩ Kỳ đang ở trong độ tuổi dân số. Nước này cũng có một lượng lớn các loại xe tăng. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang nâng cấp lực lượng hải quân của mình. Việc chuẩn bị cho chiến tranh đang trở nên cấp bách hơn khi ISIS đang ở ngay trước mắt.
Thanh Hương (Theo BusinessInsider)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy