Tin liên quan
Hiến pháp và luật quy định Quốc hội có quyền quyết định ngân sách nhưng cách làm hiện nay khiến quyết định dự toán ngân sách hằng năm của Quốc hội chỉ mang tính hình thức, bởi trước đó Chính phủ lập dự toán và trình, đại biểu Quốc hội chỉ có vài ngày để nghiên cứu. Hơn nữa, căn cứ lập dự toán, phân bổ ngân sách và các tiêu chí đều phụ thuộc vào quá trình lập dự toán bên phía Chính phủ.
Đại biểu Trần Du Lịch phát biểu: “Cơ chế trung ương, địa phương lồng ghép vẫn đang tồn, tình trạng này cần được giảm bớt để tăng trách nhiệm chính quyền tại địa phương cho minh bạc. Phần thu của địa phương thì địa phương được tự chủ, thông qua HĐND quyết định sử dụng. Còn tiền ngân sách trung ương chi cho địa phương thì địa phương phải dùng đúng. Đây không phải là ngân sách địa phương, không có chuyện đem tiền chi cho giáo dục đi xây trụ sở".
Đại biểu Trần Du Lịch đề xuất các chỉ tiêu về ngân sách phải được đưa ra cân nhắc theo quy trình 2 kỳ họp trong năm của Quốc hội. Trong đó, kỳ họp giữa năm Quốc hội phải bàn cụ thể về nguyên tắc thu - chi, thứ tự ưu tiên, chi bao nhiêu cho từng địa phương, bàn rất thỏa đáng chứ không thể hình thức. Sau đó, kỳ cuối năm xem xét lại một lần nữa trước khi quyết định, sau khi nghe Chính phủ giải trình.
Theo ông Lịch nếu không làm rạch ròi như vậy mà "vẫn như bây giờ, đưa ra vào kỳ họp cuối năm khi mọi thứ an bài hết rồi, không biết cắt của ai, không biết thêm của ai thì đây chính là nguồn gốc để chạy ngân sách, chỉ tiêu”.
Đại biểu Quốc hội khoá XIII - TS Trần Du Lịch. (Ảnh: Thanh Niên)
Đề xuất của TS Trần Du Lịch nhận được nhiều sự đồng tình của các Đại biểu tham gia thảo luận, Đại biểu Bùi Đức Thụ và Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết đề nghị, Quốc hội phải thể hiện được thực quyền trong quyết định về ngân sách. Phê chuẩn ngân sách hằng năm phải bằng một đạo luật ngân sách thường niên chứ không chỉ bằng một quyết định "hợp thức hóa việc đã rồi" như hiện nay.
Báo Tuổi Trẻ trích lời nhận xét của Đại biểu Bùi Đức Thụ, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách "Quốc hội gần như chỉ “bấm nút” thông qua những gì đã được Chính phủ quyết định”
Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách nói thêm: “Ở ta có khoản dự phòng ngân sách, các bạn nước ngoài rất ngạc nhiên nên cứ hỏi tôi là tại sao các ông đã dự toán từng khoản rồi mà để thêm một khoản nữa để dự phòng.
Người ta cũng thấy lạ nữa là tại sao Việt Nam cứ tháng 4, tháng 5 hằng năm lại đi quyết định bổ sung chi cái khoản tăng thu, tiết kiệm chi của năm trước, tức là phân bổ cho cái năm ngân sách đã kết thúc từ mấy tháng trước rồi”.
Đại biểu Thân Đức Nam - phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, phân cấp ngân sách là vấn đề đặc biệt quan trọng của luật này, gồm ba nội dung chính: phân cấp về nguồn thu, phân cấp về nhiệm vụ chi, các giới hạn huy động vốn của chính quyền địa phương. Thiết kế về phân cấp ngân sách phải đặt hiệu quả lên hàng đầu, nguồn lực nên tập trung về nơi có khả năng sử dụng hiệu quả nhất.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng lưu ý sửa luật Ngân sách cần gắn với quá trình xây dựng luật Chính quyền địa phương để phân định rõ trách nhiệm của trung ương và địa phương trong phân bổ và sử dụng ngân sách.
Diệu Ly (tổng hợp)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy