Sàn giao dịch nợ VAMC đã có 15 nghìn tỷ đồng giá trị hàng hóa
Thông tin từ Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, hoạt động của sàn giao dịch nợ tiếp tục được cải thiện trong những tháng đầu năm 2022.
Theo đó, đến nay sàn giao dịch nợ VAMC đã có gần 90 khách hàng là cá nhân, tổ chức đăng ký làm thành viên và được cấp tài khoản truy cập. Ngoài ra, còn nhiều hồ sơ đăng ký khác đang được sàn giao dịch nợ thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Về số lượng hàng hóa, sàn giao dịch nợ đã thực hiện ký hợp đồng nguyên tắc đề nghị môi giới bán khoản nợ, tài sản bảo đảm với 10 tổ chức tín dụng; thực hiện đăng tải hàng hoá là khoản nợ, tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng lên website của sàn giao dịch nợ với giá trị dư nợ đạt gần 15.000 tỷ đồng.
Về nghiệp vụ tư vấn và môi giới, sàn giao dịch nợ VAMC đã tiếp cận với nhiều khách hàng có nhu cầu. Dự kiến sẽ ký hợp đồng trong thời gian tới sau quá trình chuẩn bị và thẩm định.
Song song với việc triển khai các nghiệp vụ, sàn giao dịch nợ đã chú trọng đầu tư, sử dụng công nghệ thông tin để ứng dụng trong hoạt động nghiệp vụ, giao dịch với khách hàng tăng hiệu quả, giảm thời gian lãng phí, đặc biệt hiệu quả trong tình hình dịch bệnh mới.
Đến nay website và phần mềm quản lý của sàn giao dịch nợ VAMC đã hoàn thiện, sử dụng ổn định. Hiện Sàn giao dịch nợ đang nghiên cứu để hoàn thiện, nâng cấp giai đoạn 2 cho website theo hướng mở rộng tiện ích cho khách hàng. Lượng truy cập vào website của sàn giao dịch nợ đã đạt gần 13.000 lượt.
Bên cạnh đó, sau thời gian giãn cách xã hội, sàn giao dịch nợ đã tăng cường triển khai gặp gỡ, làm việc trực tiếp tổ chức tín dụng để trao đổi, tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để từ đó cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn.
Ngoài các khách hàng, nhà đầu tư trong nước, hiện đã có rất nhiều khách hàng, đối tác nước ngoài đã quan tâm, tìm hiểu, liên hệ và gửi thư mời hợp tác với VAMC và Sàn giao dịch nợ để chia sẻ kinh nghiệm, định hướng hợp tác, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường mua bán nợ tại Việt Nam thông qua Sàn giao dịch nợ.
Chia sẻ về định hướng trong thời gian tới, đại diện VAMC cho biết sẽ thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.
Cụ thể, VAMC sẽ phát triển thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp, bền vững, trong đó thiết lập, vận hành có hiệu quả sàn giao dịch nợ nhằm thúc đẩy thị trường mua bán nợ xấu, trong đó VAMC là trung tâm của thị trường.
Đồng thời, với dự báo các hoạt động sản xuất sẽ trở về bình thường, sàn giao dịch nợ sẽ tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội ngoài các tổ chức tín dụng. Sàn giao dịch nợ VAMC sẽ tiếp cận, mở rộng đối tượng, hướng đến tìm kiếm các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm để ký hợp đồng sử dụng các dịch vụ của sàn.
Ngoài ra, sàn giao dịch nợ sẽ tập trung xây dựng kho dữ liệu khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ, đây sẽ là cơ sở để khách hàng có nhu cầu tìm kiếm mua, bán khoản nợ, tài sản bảo đảm cũng như để phục vụ công tác phân tích, cung cấp thông tin về khoản nợ, tài sản bảo đảm của sàn giao dịch nợ VAMC.
Tác giả: Đào Vũ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy