Tin liên quan
Dầu giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Venezuela khi chiếm tới 96% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong khi các thành viên OPEC tăng sản lượng sản xuất dầu thô, Venezuela chỉ cung cấp cho thị trường dầu 2,15 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng Sáu, mức sản xuất thấp nhất từ tháng 2/2003.
Sản lượng dầu mỏ của Venezuela đang ở mức báo động
Trước đó, Venezuela khai thác tới 3 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2009, còn năm ngoái, sản lượng dầu của nước này là 2,4 triệu thùng/ngày, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cung cấp.
Hạn ngạch bị thu hẹp đã phản ánh tình hình tài chính ảm đạm của nước này. Quốc gia Nam Mỹ đang thiếu lương thực, đồ dùng trầm trọng và điều này dẫn đến làn sóng cướp bóc.
Theo báo cáo mà OPEC công bố hôm 12/7, Venezuela là quốc gia duy nhất ngoài Iraq hạ sản lượng dầu trong tháng qua.
Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng sản lượng dầu mỏ quốc gia này bắt nguồn từ việc thất bại trong đầu tư. Venezuela không đủ tiền đầu tư vào ngành dầu khí khi các thiết bị hỗ trợ khai thác đều xuống cấp theo thời gian. Giá dầu hiện tại đang bóc mẽ sự nghiêm trọng của vấn đề này.
Hồi tháng Tư, cúp điện thường xuyên đã làm trầm trọng thêm mức giảm trong sản xuất dầu mỏ. Hãng S&P Global Platts cho hay ngành dầu khí của Venezuela đang trải qua thời kỳ phân chia quyền lực. Mực nước thấp kỷ lục tại con đập là nguyên nhân dẫn đến cúp điện nhưngdường như lý do này chưa thuyết phục.
Để mua được giấy vệ sinh, người dân phải xếp hàng dài hàng tiếng đồng hồ
Chi phí tại Venezuela bị đẩy cao do mức lạm phát hiện tại là hơn 500%, chịu tác động do đồng nội tệ rớt giá mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty dầu lửa phải trả chi phí hoạt động cao hơn mức trần.
Đồng thời, cuối tuần qua, hàng loạt hãng kinh doanh đã dừng hoạt động tại Venezuela với lý do “lạm phát leo thang chóng mặt” và “kinh doanh liên tục xấu đi”. Công ty Mondelez và Pepsi dự định sẽ ngừng tính doanh số ở nước này. Thậm chí, Citigroup sẽ đóng cửa các tài khoản của Chính phủ Venezuela trong vòng 30 ngày tới.
Trước diễn biến này, Tổng thống Nicolas Maduro lên án kịch liệt quyết định của Citigroup, gọi đây là một sự “bao vây tài chính”. Việc các doanh nghiệp khó hoạt động cũng hạn chế sản xuất dầu tại quốc gia này.
Cuối cùng, Venezuela là một trong những quốc gia sở hữu trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới mặc dù dầu nặng và rất khó lọc. Bởi vậy, trong quá trình khai thác, dầu Venezuela cần pha trong nước với dầu nhẹ hơn nhập từ nước ngoài. Công đoạn tốn kém này trở thành một trở ngại lớn khi Venezuela gặp vấn đề tài chính. Khó khăn trong thanh toán dẫn đến cảnh thiếu hụt hàng hóa từ bánh mì đến giấy vệ sinh tại đây.
Tuy nhiên, với vai trò thành viên OPEC, Venezuela vẫn cần bơm thêm dầu để đảm bảo sản lượng, tuy nhiên S&P Global Platts nhận định “có rất ít hy vọng về sự phục hồi” sớm này.
Khang Khang (Theo CNN)
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy