Tin liên quan
3 quốc gia Estonia, Latvia và Lithuania đang cảm thấy sức ép tăng dần từ phía Nga. Ảnh: WB
Ngân sách quốc phòng năm 2016 của Mỹ tăng cao lên mức kỉ lục 600 tỉ USD. Tuy nhiên một chi tiết ít ai chú ý là việc Lầu Năm Góc sẽ đổ 3,4 tỉ USD vào Đông và Trung Âu năm nay, trong nỗ lực xoa dịu nỗi sợ hãi người Nga ở khu vực Baltic.
Sự lo lắng ở Estonia, Latvia và Lithuania không phải là không có căn cứ. Điện Kremli trong suốt hai năm qua đã can thiệp sâu vào các cuộc xung đột ở Syria và Ukraine, không loại trừ sẽ chuyển hướng chú ý sang vùng Baltic thời gian tới. Bởi vậy, sự hiện diện quân sự của Washington ở Đông Âu có thể phần nào xoa dịu nỗi ám ảnh Putin trong khu vực này.
Theo giới quan sát, dĩ nhiên là sẽ rất khó có khả năng Putin sử dụng đòn tấn công trực diện vào một trong những thành viên NATO này. Tuy nhiên người đàn ông quyền lực nhất thế giới năm 2015 (theo Forbes) hoàn toàn có thể áp dụng kiểu mẫu đã và đang thành công tại Crimea và Đông Ukraine: Sử dụng cộng đồng thiểu số người Nga ở các quốc gia trên, gây áp lực lên nhà cầm quyền, thậm chí đòi li khai, qua đó giúp Nga duy trì ảnh hưởng trong khu vực dù không tốn một viên đạn.
Bởi vậy, cách tốt nhất để Mỹ đối phó hiệu quả với người Nga trong khu vực chỉ có thể là triển khai quân đội ở một mức độ đủ để khiến Putin hiểu rằng bất cứ một hành động gây hấn nào đều có thể dẫn tới những cuộc trả đũa quân sự đẫm máu.
Mỹ đã triển khai 5.000 quân tại Ukraine trong 2 năm qua, và sẽ không bất ngờ nếu đổ thêm quân sát biên giới Nga trong thời gian tới. Ảnh: Reuters
Trong lúc này, không có nhiều thế lực có thể kìm hãm Moscow ở phía Tây. Số lượng lính Mỹ ở Châu Âu đã giảm từ 200.000 xuống 30.000 kể từ cuối Chiến Tranh Lạnh. Bên cạnh đó, không một thành viên Châu Âu nào trong khối NATO giành ra hơn 2% GDP chi tiêu quốc phòng.
Trớ trêu là 3 quốc gia vùng Baltic chỉ có tổng cộng 10.000 binh sĩ chính quy, thậm chí còn không sở hữu lực lượng không – hải quân đúng nghĩa. Và khi mà NATO mở rộng về phía đông trong suốt nhiều năm qua, thì phần lớn căn cứ quân sự vẫn được đặt ở giữa Lục Địa Già – cách xa biên giới nước Nga.
Trái ngược, Nga được cho là luôn duy trì 22 tiểu đoàn chiến thuật cơ động với quân số lên tới 100.000 ở khu vực biên giới phía tây. Đó là chưa kể tới sức mạnh không quân vượt trội so sánh với các quốc gia láng giềng.
Nhận thức được ảnh hưởng và sự nguy hiểm của người Nga, Mỹ đã triển khai 5.000 quân cùng nhiều phương tiện chiến đấu tới Ukraine trong 2 năm qua. Hành động này dĩ nhiên khiến Điện Kremli “sôi máu”, tuy nhiên họ rất khó có thể đáp trả về mặt quân sự.
Triển khai quân đội ở Đông Âu đương nhiên không phải là một sự đảm bảo chắc chắn trước sức mạnh ngày càng lớn của Moscow, tuy nhiên đây là biện pháp khả dĩ nhất mà Mỹ cùng phương Tây có thể làm ở thời điểm hiện tại, nhất là khi mà Putin đã chứng tỏ với cả thế giới thấy rằng ông ta có thể làm bất cứ điều gì, nhằm khôi phục vị thế siêu cường của Nga và phá vỡ trật tự đơn cực mà Mỹ cùng đồng minh cố gắng thiết lập trong hàng thập kỉ qua.
Minh Trang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy