Tin liên quan
Dòng người nhận trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong thời kì suy thoái 2009.
Theo đó, IMF cho rằng tại thời điểm hiện nay, hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng toàn cầu nói riêng vẫn đang gặp rất nhiều vấn đề, khiến thế giới một lần nữa đứng trên bờ vực của một giai đoạn suy thoái, dù rằng vẫn chưa hồi phục hoàn toàn từ giai đoạn trước.
“2009 là thời kì tồi tệ nhất trong bốn giai đoạn đi xuống của kinh tế thế giới trong nửa thế kỉ qua, và cũng là giai đoạn duy nhất chứng kiến GDP toàn thế giới tăng trưởng âm. Đây hoàn toàn xứng đáng với tên gọi ‘Đại suy thoái’”, IMF cho biết.
“Khả năng xảy ra của một cuộc suy thoái nữa đang tăng lên cùng sự bất ổn và hồi phục yếu của nền kinh tế thế giới”.
Các nền kinh tế mới nổi – yếu tố được kì vọng là đầu tàu kéo kinh tế toàn cầu thoát khỏi suy thoái, đang chứng kiến mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều thập kỉ qua, khiến IMF đầu tháng này cắt dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay xuống 3,1% từ mức 3,3% hồi tháng 7, mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Định nghĩa suy thoái
Khi được hỏi về khả năng suy thoái của nền kinh tế thế giới, nhà kinh tế trưởng Willem Buiter của Citigroup dự báo rằng tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ rớt xuống mức dưới 2% trong 2016. Kết hợp với sự suy yếu rõ rệt từ các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt từ Trung Quốc, sẽ phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu năm 2017 và những năm sau đó.
“Trung Quốc đang không cho thấy sự hồi phục, thậm chí viễn cảnh về một cú hạ cánh cứng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hoàn toàn có thể xảy ra, đặt thế giới vào nguy cơ suy thoái một lần nữa”, ông nói.
Trung Quốc ngày càng tác động lớn tới nền kinh tế thế giới. GDP Trung Quốc hiện chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu.
Trong bối cảnh các nhà làm chính sách trên khắp thế giới đang nỗ lực để chống lại kịch bản tồi tệ này, một câu hỏi quan trọng được đặt ra là định nghĩa về suy thoái là gì? Đối với từng quốc gia cụ thể, một nền kinh tế có thể được xem là suy thoái khi GDP tăng trưởng âm trong hai quý liên tiếp. Tuy nhiên khó có thể áp dụng định nghĩa này với cả nền kinh tế toàn cầu, yếu tố rất hiếm khi tăng trưởng âm.
IMF định nghĩa một cuộc suy thoái là một cuộc suy giảm toàn diện về GDP đã điều chỉnh lạm phát, sản lượng công nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp, thương mại, dòng chảy vốn và mức tiêu thụ năng lượng.
Với tiêu chuẩn này, trong bốn giai đoạn đi xuống của kinh tế thế giới năm 1975, 1982, 1991 và 2009. Chỉ có duy nhất giai đoạn 2009 gây ra sự suy giảm toàn diện trong nền kinh tế toàn cầu.
“Giai đoạn 2009 là giai đoạn khắc nghiệt nhất, chứng kiến gần như tất cả các nền kinh tế phát triển cũng như mới nổi suy giảm. Khoảng 65% số quốc gia rơi vào suy thoái, tỉ lệ lớn nhất trong bốn giai đoạn nêu trên”, IMF viết trong một báo cáo.
GDP toàn cầu đã tăng trở lại sau mức suy giảm âm 2% năm 2009, tuy nhiên sự hồi phục cho tới bây giờ vẫn ở mức yếu và không ổn định, khi mà các nền quốc gia phát triển đang tăng trưởng chậm chạm, trong khi các quốc gia mới nổi đang giảm tốc rõ rệt.
Tăng trưởng quý III của Trung Quốc chỉ đạt 6,9%, dự báo tăng trưởng cả năm ở mức 7%, mức thấp nhất trong 25 năm qua. Trong khi đó Ngân hàng Thế giới WB dự báo Brazil sẽ tăng trưởng âm 1,3% trong năm nay, con số này đối với Nga là âm 2,7%.
Nghi Điền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy