Tính cho đến thời điểm đó, ngày 3/10/2018, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã tăng khoảng 8% trong năm 2018 - một mức tăng khá vững chắc dù không cao bằng cùng kỳ năm ngoái. Quan trọng hơn, nền tảng cho đà tăng của chỉ số chứng khoán này khá bền vững: Nền kinh tế tăng trưởng tốt với tốc độ hơn 3%, lợi nhuận của công ty đã đạt mức cao nhất trong 8 năm và Cục Dự trữ Liên bang Fed dường như giữ chính sách tiền tệ và lãi suất trong tầm kiểm soát.
Thị trường giao dịch khá bằng phẳng vào ngày hôm đó, với rất ít dấu hiệu cho thấy có thể có bất cứ điều gì sẽ phá vỡ đà tăng giá mạnh mẽ vào cuối năm. Thế nhưng sau đó, tai họa đã ập đến.
Trong một nhận xét có vẻ khó hiểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell khi trả lời cuộc phỏng vấn của PBS sau khi thị trường đóng cửa, khi ông cho rằng con đường lãi suất là "một chặng đường dài" từ những gì ông cho là ở một vị trí trung lập tức là không kích thích cũng không hạn chế tăng trưởng - và có thể được duy trì ít nhất là trong trung hạn.
Phát biểu của ông Powell được nhiều hãng tin giật tít nhưng cũng không tới mức gây quá nhiều sự chú ý.
Kết quả là, chỉ số Dow đã rớt khoảng 157 điểm vào ngày hôm sau - một sự sụt giảm đáng chú ý nhưng không đáng sợ lắm đối với mức trung bình của một blue-chip khi đã đang gõ cửa ở mức 27.000.
Nhưng rồi ngày hôm sau chỉ số này lại giảm thêm. Và sau đó lại giảm thêm nữa. Và sau đó vẫn còn giảm nhiều hơn nữa.
Cuối cùng, chỉ số Dow rất nhanh chóng xâm nhập vào lãnh thổ thị trường gấu - giảm tới 20%. Quan trọng hơn, nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của thị trường đã bị phơi bày, đó là việc Fed trước đây đã rất hào phóng trong việc củng cố thị trường tăng trưởng với thanh khoản và lãi suất thấp, giờ đã sẵn sàng để thay đổi hướng.
"Chúng tôi tin rằng Fed đã kích hoạt cơn hoảng loạn trên thị trường năm 2018", Tom Lee, đối tác quản lý và là người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Fundstrat Global Advisors, đã viết.
Khi ngày nối tiếp ngày, tuần nối tiếp tuần trôi qua, Phố Wall đột nhiên có một thực tế mới phải đối mặt: Một thị trường dường như có khả năng 'chống đạn' giờ dễ bị đè nặng bởi hàng loạt các mối bận tâm. Lợi nhuận đã được cung cấp trong suốt chín năm qua đang gặp nguy hiểm. Một nền kinh tế chao đảo, một tương lai không chắc chắn với lãi suất và một vị tổng thống không ngừng nói suốt ngày đêm về thị trường chứng khoán, tất cả đặt ra những nguy cơ nghiêm trọng.
Các mối bận tâm ngày càng chồng chất
Lee đã gọi việc bán tháo như là một "cuộc khủng hoảng tuổi trung niên" cho thị trường và đó không phải là một cuộc suy thoái. Dù vậy, thị trường có rất nhiều thứ phải vượt qua, để chứng tỏ mình đi đúng hướng.
Mặc dù bản thân tuyên bố của chủ tịch Powell đã đủ để tạo ra một làn sóng thủy triều nhỏ trong làn sóng bán tháo, nhưng nó đã giải phóng một loạt các mối quan tâm khác mà các nhà đầu tư đã bỏ qua và không thể vượt qua ngay cả khi người đứng đầu Fed cố gắng đi ngược lại "con đường dài" từ phát ngôn có phần hớ của mình. Và cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong khi được Phố Wall ghi nhận với các tín hiệu lạc quan rằng mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế sẽ được giải quyết êm thấm với chỉ một chút gián đoạn, bỗng nhiên trở thành một mối nguy hiểm hiện hữu. Tất cả các yếu tố cộng gộp từ sự suy giảm trên toàn cầu, một Brexit lộn xộn và sự hỗn loạn nói chung đã tràn ngập khắp Washington kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Về phần mình, Tổng thống Trump cũng không có động thái nào giúp đỡ.
Khi Phố Wall chao đảo, tổng thống đã tăng nhiệt cho Powell và các đồng nghiệp. Bằng việc tăng cường các chỉ trích từ hồi đầu năm, Trump đã lớn tiếng bày tỏ sự phân vân liệu ông có lựa chọn đúng đắn khi thay thế cựu chủ tịch Fed Janet Yellen bằng ông Jerome Powell và nhiều lần khẳng định rằng việc tăng lãi suất của ngân hàng trung ương là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế Hoa Kỳ.
Ông đã đi xa đến mức phê phán Fed vào trước đêm Giáng sinh khi chứng khoán Mỹ vừa trải qua một cuộc bán tháo dữ dội.
Chiến lược của Trump trong việc rằng buộc hoạt động của thị trường chứng khoán vào nền kinh tế của ông luôn luôn là một rủi ro, và với một thị trường gấu tiềm năng đang dần hiện ra, quan điểm đó thậm chí còn nguy hiểm hơn.
Và dường như khi Trump càng nói về thị trường, những điều tồi tệ hơn càng xảy ra, và các nhà đầu tư tiếp tục lo lắng lúc nào thị trường sẽ chạm đáy.
Một tương lai phía trước
Trong bối cảnh đó, vẫn có lý do nhường chỗ cho sự lạc quan.
Nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ, bất chấp sự đồng thuận của Phố Wall rằng tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại. Thất nghiệp đang ở mức thấp trong 50 năm và tăng trưởng việc làm vẫn tiếp tục đạt được các mốc khả quan, mặc dù theo lẽ thông thường, sẽ không còn nhiều cơ hội để mở rộng và điều kiện lao động có thể ngày càng tồi tệ hơn.
Lợi nhuận doanh nghiệp, sau khi tăng trưởng 20% trong năm 2018, có lẽ cũng sẽ chậm lại, dù cho suy thoái về thu nhập dường như khó xảy ra với nền kinh tế Mỹ. Factset ước tính thu nhập sẽ tăng 8% cho cả năm 2019, một mức giảm đáng kể nhưng vẫn là một bước tiến. Tâm lý của người tiêu dùng và doanh nghiệp đã sa sút nhưng vẫn cao hơn mức trung bình trong lịch sử.
Hơn nữa, không có một chiến lược gia nào của các công ty lớn trên Phố Wall nghĩ rằng thị trường sẽ kết thúc năm 2019 thấp hơn so với khi nó bắt đầu một năm mới.
Và thậm chí các vấn đề của Fed có thể mờ dần trong tầm ngắm của thị trường. Hiện thị trường định giá tăng lãi suất tương lai bằng không và trong lịch sử rất ít khi Fed làm thị trường bất ngờ mặc dù các quan chức Fed hiện dự án tăng hai lần trước khi năm 2019 khép lại.
"Với quyết định cuối cùng của Fed trong năm đã qua đi và thị trường đã trải qua một đợt lao dốc mạnh mẽ kể từ đó, chúng tôi tin sự xuất hiện của một sự kiện như "thiên nga đen" sẽ rất khó xảy ra, và điều tồi tệ nhất xảy ra với các cổ phiếu trong năm 2018 đang ở phía sau chúng ta", John Stoltzfus, chiến lược gia trưởng tại Oppenheimer đã nhận định.
Đồng tình với quan điểm của Nhà trắng do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin thể hiện, ông John Stoltzfus cũng đổ lỗi cho hoạt động giao dịch bằng thuật toán và “các nhân tố kĩ thuật” đã gây ra đợt bán tháo trong quí IV năm 2018 vừa qua chứ không phải là “sự sa sút trong các yếu tố cơ bản về kinh tế và doanh nghiệp”.
Trong một bức tranh toàn cảnh, ông cũng kì vọng chỉ số S&P 500 sẽ kết thúc năm 2019 ở khoảng 2.960 điểm, tức tăng khoảng 19% so với cuối năm 2018. Tuy vậy, mức điểm này vẫn thấp hơn mức mục tiêu 3.000 điểm mà ông kì vọng sẽ đạt được trong năm 2018.
“Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên coi đây là cơ hội để tích lũy thêm cổ phiếu với mức định giá hấp dẫn ở các nhóm ngành bị quá bán”, ông nói thêm.
Thật vậy, các nhà đầu tư có thể có một chút an ủi khi năm vừa rồi kết thúc bằng một sự phục hồi nhẹ trong đêm Giáng sinh trên Phố Wall, mặc dù trong điều kiện khá bất ổn.
Tuy nhiên, Stoltzfus, giống như nhiều đồng nghiệp ở Phố Wall của ông, tin rằng năm 2019, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ phải hứng chịu thêm một số nỗi đau với nhiều biến động trước khi có thể dần ổn định và tiếp tục đà tăng trở lại.
Hải Yến/Theo CNBC
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy