Tin liên quan
Trước đó, ngày 29/1/2016, lực lượng liên ngành gồm Cảnh sát kinh tế, Hải quan, chống buôn lậu đã phát hiện và triệt phá đường dây buôn lậu xăng quy mô lớn trên tuyến biển ở khu vực tỉnh Bình Thuận. Bước đầu, cơ quan công an cho biết: Chủ tàu Singapore vận chuyển xăng cho đối tác nhập khẩu tại Việt Nam là Công ty CP Dương Đông Hòa Phú.
Ngay sau vụ việc, cơ quan chức năng đã quyết định tạm giữ hành chính trong vòng 60 ngày đối với tàu và hàng vi phạm.
Sau khi hết hạn tạm giữngày 29/2/2016, phía đại diện hãng tàu biển BST Christian của Singapore đã thuê luật sư để đòi lại tàu bị giam giữ của hãng này tại Việt Nam.
Vụ bắt giữ tàu và hơn 13.000 tấn xăng nhập lậu vào Việt Nam gây chú ý dư luận trước Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 và là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng về quy mô, mức độ thiệt hại đối với ngân sách Nhà nước.
Vụ việc xảy ra vào 0h ngày 29/1, tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện hơn 3.200 tấn xăng đã được bơm từ tàu vào tổng kho của Công ty CP Dương Đông Hòa Phú; hơn 6.000 tấn xăng còn trong tàu chờ bơm vào tổng kho. Tuy nhiên, trong tờ khai hải quan của Dương Đông Hòa Phú với Chi cục Hải quan Bình Thuận, công ty này chỉ khai báo nhập số lượng hàng hơn 1.800 tấn xăng RON 92.
Bước đầu, lực lượng liên ngành xác định, có đường dây móc nối giữa đơn vị trong nước và chủ hàng nước ngoài nhằm khai báo gian dối và giảm số lượng nhập trên khai báo hải quan chỉ bằng 1/4 tải trọng thực tế để trốn thuế.
Mặc dù hết thời hạn tạm giữ, nhưng do khối lượng nhập khẩu xăng dầu quá lớn, nhiều tình tiết phức tạp cần điều tra làm sáng tỏ; vì vậy, cơ quan chức năng đã yêu cầu gia hạn thời gian tạm giữ 60 ngày tiếp theo để đảm bảo điều tra đúng trình tự pháp luật.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, lô hàng và tàu vận chuyển xăng nhập lậu lớn, có yếu tố nước ngoài nên vụ việc có liên quan đến trách nhiệm và nghĩa vụ của các Bộ, ban ngành của Việt Nam như: Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Cục Giám định chất lượng, Hội đồng thẩm định giá và tài sản Quốc gia... Do đó cần thêm thời gian điều tra, làm rõ vụ việc.
Hiện, gian lận trong lĩnh vực xăng dầu (xuất và nhập lậu) mỗi năm tại Việt Nam khiến ngân sách thất thu hàng nghìn tỷ đồng. Biên giới tây nam giáp Campuchia, Thái Lan là địa bàn nóng bỏng cho tình trạng xuất lậu xăng dầu qua biên giới. Còn tình trạng nhập lậu xăng dầu đến nay tại các vùng biển của Việt Nam ngày càng nóng do có sự tiếp tay của các đối tượng trong nước nhằm chuộc lợi vì giá xăng dầu trong nước luôn cao hơn so với giá xăng dầu nước ngoài.
Nên đọc
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy