Tin liên quan
Thủ đoạn tinh vi
Các đối tượng buôn lậu thường sử dụng những thủ đoạn rất tinh vi như: Các chủ đầu nậu thường không trực tiếp thực hiện hành vi buôn lậu mà chỉ gián tiếp thông qua thuyền trưởng, người áp tải hàng hoặc công ty trung gian. Tiến hành mua xăng dầu ngoài biển sau đó neo đậu ở vùng biển giáp ranh rồi lợi dụng đêm tối chuyển tải lên các tàu nhỏ vào bờ hay chuẩn bị các bộ hồ sơ để hợp thức hóa, đối phó với các cơ quan chức năng.
Ngoài ra, những đối tượng này trang bị các phương tiện liên lạc hiện đại để khi bị động sẽ thông báo cho nhau lẩn trốn cũng như giả danh tàu đánh cá để thực hiện hành vi buôn lậu xăng dầu. Hành vi phạm tội của những đối tượng này không chỉ xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý tiêu thụ xăng dầu, gây lũng đoạn thị trường giá cả trong nước và tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Tình trạng buôn lậu xăng dầu bùng phát như vậy và diễn ra trên diện rộng là do giá dầu diesel trong nước đã quá cao so với giá dầu diesel ở các nước xung quanh dẫn đến hành vi nhập lậu ngược trở lại Việt Nam để kiếm lời. "Buôn lậu xăng dầu gia tăng do chênh lệch giá quá lớn, từ 3.000 đồng - 5.000 đồng/lít dầu diesel bán tại thị trường nội địa.
Chỉ tính riêng tỉnh Kiên Giang, theo thông tin từ các doanh nghiệp xăng dầu, lượng xăng dầu cho đánh bắt hải sản khoảng 250.000m3/năm. Nay lượng xăng dầu này hoàn toàn tiêu thụ từ nguồn nhập lậu trên biển. Riêng khoản xăng dầu lậu này đã gây thất thu cho ngân sách khoảng 1.200 tỉ đồng/năm", đại diện hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết.
Tại buổi làm việc với Tổng cục Hải quan mới đây, Trung tướng Nguyễn Tiến Lực, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (bộ Công an) cho biết, qua phá vụ buôn lậu 1.692 tấn xăng dầu của công ty Hoàng Sơn trên vùng biển Thanh Hóa cho thấy tình trạng buôn lậu xăng dầu hết sức phức tạp. Theo ông Lực, khi bị bắt giữ, đối tượng khai lập doanh nghiệp ở Trung Quốc để kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất. Nhưng khi hàng vào vùng biển Việt Nam là bán luôn. "Các đối tượng khai đã bán mấy chục chuyến tàu như vậy tại vùng biển Thanh Hóa với tổng giá trị 19 triệu USD. Riêng tiền thuế trốn được cũng cả chục triệu USD", ông Lực cho biết.
Một tàu biển bị phát hiện chở dầu do không đủ giấy tờ hợp pháp vào tháng 9.
Một vị chuyên gia thuộc hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam phân tích: Các đơn vị nước ngoài muốn xuất xăng dầu vào Việt Nam không chỉ phải đóng thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt mà còn phải trích vào quỹ bình ổn. Do vậy nên các tàu nước ngoài thường lựa chọn cách xuất lậu để trốn mức thuế "khủng" đó.
Đề xuất giảm giá xăng dầu của chuyên gia kinh tế của Vũ Đình ánh không phải là không có cơ sở. Bởi trước đây, do giá xăng dầu trong nước rẻ hơn một số quốc gia bên cạnh, tình trạng buôn lậu xăng dầu đã "chảy" ồ ạt sang các quốc gia láng giềng để hưởng chênh lệch giá. Khi đó, Việt Nam đã có biện pháp chống buôn lậu hiệu quả là tăng giá xăng dầu trong nước để không quá chênh lệch với các quốc gia bên cạnh. Giới buôn lậu mặc nhiên hết "cửa" làm ăn. Nay xăng dầu trong nước quá chênh lệch với các nước láng giềng theo hướng cao hơn. Biện pháp điều chỉnh giá xăng dầu để chống buôn lậu cũng cần coi là biện pháp hiệu quả mà chúng ta vẫn làm. Nhưng lần này, chúng ta cần làm là điều chỉnh theo hướng giảm.
PV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy