Tin liên quan
Theo tin tức từ Thanh Niên, ngày 16.12, đồng hồ nợ công thế giới của tạp chí The Economist điểm nợ công của VN hiện trên 86 tỉ USD, chiếm 47,1% GDP. Với dân số trên 91 triệu người, hiện trung bình mỗi người VN gánh hơn 948 USD (hơn 21 triệu đồng) nợ công thế giới.
Năm 2014 Việt Nam đã phải vay 70.000 tỷ đồng để đảo nợ. Năm 2015, nợ đến hạn phải trả của Việt Nam là 280.000 tỷ (hơn 13 tỷ USD) nhưng chỉ lo được 150.000 tỷ để trả nợ và phải vay 130.000 tỷ (hơn 6 tỷ USD) để đảo nợ.
Trước đó, trong năm 2013, tổng số tiền chi trả nợ của Chính phủ tăng gần gấp đôi so với 2010. Và tỷ lệ nợ của Chính phủ so với thu ngân sách 4 năm qua cũng tăng liên tục từ 158% lên hơn 184%. Theo bản tin này, năm 2013, ngân sách nhà nước đã chi gần 186.000 tỉ đồng để trả nợ công. Đặc biệt, trong khi nợ nước ngoài của VN có xu hướng tăng chậm xuống khoảng 44%, thì nợ trong nước lại tăng hơn gấp đôi.
Tuy chỉ tiêu nợ công nước ngoài gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp có chiều hướng giảm so với GDP, song theo báo cáo này, nợ công của VN hiện đang đạt xấp xỉ 60%, vượt 1,3 triệu tỉ đồng trong 4 năm qua.
Tăng huy động vốn dài hạn giảm áp lực nợ công. (Ảnh minh hoạ)
Thông tin trên Dân Trí về một báo cáo của Chính phủ cho biết, Chính phủ nhìn nhận cơ cấu nợ công gặp một số điểm bất lợi khi tỷ trọng vốn vay dài hạn giảm trong khi nợ ngắn hạn lại tăng làm gia tăng áp lực trả nợ.
Cụ thể, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình nên tỷ trọng vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài với kỳ hạn dài, lãi suất thấp trong nợ công giảm dần, nên chúng ta chuyển sang vay trong nước theo tinh thần nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Tỷ trọng vay trong nước tăng lên, chủ yếu qua phát hành trái phiếu Chính phủ ngắn hạn dẫn đến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tăng nhanh trong ngắn hạn.
Để giải "bài toán" áp lực nợ công, một trong số những giải pháp đáng chú ý của Chính phủ là yêu cầu cơ quan thẩm quyền khẩn trương cơ cấu lại nợ công, theo hướng tăng nhanh tỷ trọng vay dài hạn với lãi suất thấp. Cụ thể, trong mục tiêu ngắn hạn của mình Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung huy động vốn trái phiếu Chính phủ dài hạn (chủ yếu từ 5 năm trở lên) để đảm bảo mục tiêu kéo dài kỳ hạn trung bình của danh mục nợ công.
Ngoài tiếp tục kiên trì theo đuổi mục tiêu huy động vốn dài hạn, cơ quan điều hành cũng cho biết, thành công của việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ vừa qua sẽ tạo ra mức lãi suất chuẩn thấp hơn so với thời gian trước (4,8%), tạo điều kiện để khuyến khích các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp xây dựng các phương án phát hành trái phiếu dài hạn trên thị trường vốn quốc tế để giảm áp lực huy động vốn vay ngắn hạn trong nước.
Theo Bộ Tài chính "Cơ cấu nợ công của Việt Nam nhờ vậy sẽ an toàn hơn. Đây cũng sẽ là kinh nghiệm tốt cho Việt Nam trong quản lý nợ công hiện nay cũng như thời gian tới đây, nhằm đảm bảo tính an toàn và bền vững của khả năng trả nợ".
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đưa ra dự báo, nợ công VN đến cuối năm nay khoảng 60,3% GDP và sẽ đạt đỉnh vào năm 2017, bằng khoảng 64,9% GDP. Kỳ vọng của Bộ Tài chính là đến năm 2020, nợ công VN sẽ về mức 60,2% GDP.
Nên đọc
Diệu Ly (tổng hợp)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy