Với hoàn cảnh thực tế của nước ta, việc tăng viện phí vẫn gây lo lắng cho nhiều người. Với 70% dân số có thẻ BHYT, như vậy, cả nước còn 30% dân số (riêng TP HCM có tới 37%), chưa có thẻ BHYT, tức là hàng chục triệu người sẽ chịu tác động lớn từ việc tăng viện phí này, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Với những người cận nghèo, 5% cùng chi trả sẽ là rất lớn, nếu phải chi phí cho phẫu thuật, thủ thuật.
Những tháng này, nhiều tỉnh đã và đang trình HĐND địa phương việc tăng viện phí, dự kiến sẽ áp dụng vào cuối năm 2014. Theo thông báo của các địa phương gửi lên Bộ Y tế, đến giữa tháng 7/2014, đã có 29 tỉnh, thành điều chỉnh viện phí trong năm 2014.
Tăng viện phí đồng loạt
Từ 1/6/2014, TP Hồ Chí Minh đã tăng giá các dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khỏe; giá giường bệnh/ngày và 477 dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm với mức bằng 75% khung giá tối đa do Bộ Y tế - Bộ Tài chính quy định. Giá của nhóm dịch vụ này sẽ tiếp tục tăng thêm để bằng khung giá qui định vào 6-2016. Như vậy, một ca đẻ thường sẽ thêm hơn 400.000 đồng, một ca mổ ruột thừa tăng 1,7 triệu đồng và chi phí khám ngoại trú tăng khoảng 385.000 đồng.
UBND TP Hà Nội cũng vừa trình HĐND phê duyệt sửa đổi giá của các dịch vụ và bổ sung một số dịch vụ chưa có giá. Hiện giá dịch vụ của các bệnh viện (BV) ở Hà Nội đang ở mức 70 - 80% khung giá tối đa. Thanh Hóa cũng đã rà soát 229 dịch vụ đề nghị tăng giá và phê duyệt bổ sung danh mục. Bến Tre đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh, phê duyệt lại giá dịch vụ y tế vào cuối năm 2014. Cần Thơ chuẩn bị tăng giá 45 dịch vụ. Đồng Tháp cũng trình HĐND tỉnh tại kỳ họp tháng 7/2014 về giá viện phí tăng. Tỉnh Bình Phước đã điều chỉnh đa số các dịch vụ y tế từ 58% lên 75% so với khung giá tối đa, còn Cà Mau đang dự kiến tăng hơn 160 dịch vụ với mức từ 70%-100% khung giá v.v…
Cùng với các địa phương, các BV thuộc Bộ Y tế cũng sẽ tăng viện phí vào cuối năm 2014. Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho biết: Hiện, Bộ Y tế đang phân loại các phẫu thuật, thủ thuật, để áp dụng mức giá viện phí mới ở các BV tuyến TW, nhằm từng bước tính đúng, tính đủ chi phí của các dịch vụ y tế vào năm 2018. Vì giá dịch vụ y tế hiện chỉ mới thiết kế 3/7 yếu tố hình thành giá (chưa có yếu tố về lương và các loại phụ cấp cho cán bộ y tế).
Tăng viện phí sẽ tác động đến hàng chục triệu người dân chưa có thẻ BHYT.
Theo đó, các ca phẫu thuật đặc biệt (như ghép tạng, mổ tim…) sẽ tăng giá dịch vụ thêm 1.520.000 đồng/ca; phẫu thuật loại I tăng tối đa 660.000 đồng/ca; phẫu thuật loại II tăng tối đa 340.000 đồng/ca và phẫu thuật loại III tăng tối đa 190.000 đồng/ca… Các thủ thuật tăng từ 28.000đ đến 300.000 đồng/ca, để trả cho kíp phẫu thuật, thủ thuật. Chi phí trả cho chế độ phụ cấp trực cũng được tính vào giá giường bệnh với mức tăng từ 11.000-20.000 đồng/ngày, tùy hạng BV.
Bộ Y tế dự tính, đến năm 2015, viện phí sẽ tính thêm tiền lương theo mức từ 20% - 50% quỹ tiền lương cơ bản đối với từng tuyến BV, sau đó, chi phí tiền lương sẽ được tính theo mức 50%-100% quỹ tiền lương cơ bản, cộng thêm khấu hao trang thiết bị trực tiếp thực hiện dịch vụ và chi phí quản lý, vận hành. Từ 2018, sẽ tính đầy đủ chi phí giá dịch vụ y tế. Khi đó, sẽ chuyển ngân sách từ các BV công sang hỗ trợ trực tiếp cho người dân, bằng cách hỗ trợ mua hoặc cấp miễn phí thẻ BHYT.
Tăng viện phí tác động 30% dân số
Nhưng, với hoàn cảnh thực tế của nước ta, việc tăng viện phí vẫn gây lo lắng cho nhiều người. Với 70% dân số có thẻ BHYT, như vậy, cả nước còn 30% dân số (riêng TP HCM có tới 37%), chưa có thẻ BHYT, tức là hàng chục triệu người sẽ chịu tác động lớn từ việc tăng viện phí này, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Với những người cận nghèo, 5% cùng chi trả sẽ là rất lớn, nếu phải chi phí cho phẫu thuật, thủ thuật. Lo ngại tác động đến cuộc sống của người dân chưa có BHYT hoàn toàn có cơ sở, khi phương thức thanh toán theo giá dịch vụ y tế hiện đang tạo nên tình trạng lạm dụng thuốc và dịch vụ y tế không cần thiết diễn ra phổ biến.
Chị Trịnh Thị Nga (phường Hàng Bột, Hà Nội) bày tỏ: Giá viện phí tăng, người lao động tự do như chị rất lo âu, vì không có thẻ BHYT, trong khi thu nhập thấp. Việc cứ vào viện là phải làm rất nhiều xét nghiệm, rồi các BV không chấp nhận các kết quả xét nghiệm của nhau, chính là nguyên nhân gây tốn kém cho người bệnh…
Bên cạnh đó, việc tăng viện phí diễn ra trong bối cảnh chất lượng KCB ở tuyến dưới còn hạn chế, đã gây nên tình trạng quá tải, chờ đợi lâu ở các BV tuyến trên; tinh thần, thái độ và y đức của cán bộ y tế vẫn là điều khiến người dân bức xúc và gây lo ngại cho người tham gia BHYT. Mặc dù Bộ Y tế cho biết vừa qua, các BV đã cải tiến quy trình KCB, rút ngắn từ 10-15 bước chỉ còn 4-8 bước, nên giảm được thời gian chờ đợi trung bình 40 phút/người bệnh; giảm số chữ ký trong phiếu thanh toán ra viện từ 5 còn 2 v.v… nhưng thực tế, chất lượng KCB BHYT vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Tính đúng, tính đủ các dịch vụ y tế là xu thế cần thiết của kinh tế thị trường. Nhưng song hành với giá, phải là chất lượng KCB BHYT, trong đó, đặc biệt là y đức, thì mới hy vọng, người dân được hưởng lợi
Thanh Hằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy