Chính phủ Thái Lan có thể vay 500 tỷ baht (16 tỷ USD) tại thị trường trong nước hoặc nước ngoài để tài trợ các biện pháp cứu trợ Covid-19 cho người dân và doanh nghiệp. Khoản vay mới được huy động bằng nhiều phương thức và phải hoàn tất vào tháng 9/2022.
Trong 500 tỷ baht, có 170 tỷ dùng để phục hồi nền kinh tế và xã hội bằng cách thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng; 300 tỷ baht để hỗ trợ chi phí sinh hoạt của những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và 30 tỷ baht được sử dụng để mua thuốc, vaccine, thiết bị y tế và chi trả cho việc điều trị bệnh nhân Covid-19.
Số tiền được quốc vương chấp thuận ít hơn mức 700 tỷ baht do nội các nước này thông qua vào tuần trước. Bộ trưởng Tài chính Arkhom Termpittayapaisith cho biết, chính phủ vẫn có khả năng huy động vốn từ một kế hoạch vay đã được phê duyệt trước đó. Theo ông Arkhom, chi tiêu bổ sung của chính phủ có thể cộng thêm 1,5 điểm phần trăm vào GDP Thái Lan.
Phố Khaosan Road tại Bangkok giờ trở nên vắng lặng vì không có khách du lịch. Ảnh: Bloomberg.
Số tiền 16 tỷ USD sẽ giúp Thủ tướng Prayuth Chan-Ocha mở rộng một loạt biện pháp kích thích tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp đang chật vật vì đại dịch. Do phụ thuộc du lịch, nước này có kế hoạch mở lại biên giới từ tháng 7 nhưng đang đối diện với chương trình tiêm chủng chậm chạp và làn sóng tái bùng phát ở những nơi khác.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã lên tiếng kêu gọi hỗ trợ tài chính có mục tiêu hơn để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế. Tổng thư ký của Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Danucha Pichayanan, cho biết khoản vay mới sẽ cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
"Chính phủ đang khẩn cấp cần thêm tiền để đối phó với tác động của đợt bùng phát mới, nhưng bị hạn chế bởi ngân sách hạn hẹp. Đây là lúc phải hành động vì an toàn, an ninh kinh tế quốc gia và ngăn ngừa thảm họa cộng đồng", Bộ trưởng Tài chính Arkhom Termpittayapaisith nói.
Patricia Mongkhonvanit, người đứng đầu văn phòng quản lý nợ công cho biết chính phủ sẽ không vay một lần 16 tỷ USD mà huy động từng đợt, thông qua sự kết hợp của các công cụ tài chính - ngắn hạn và dài hạn - với chi phí và rủi ro hợp lý.
Tỷ lệ nợ công trên GDP của Thái Lan có thể tăng lên 58,6% vào tháng 9 với khoản vay bổ sung này. Do vậy, chính phủ sẽ quản lý nợ công một cách thận trọng và duy trì ổn định tài khóa, Patricia nói.
Đợt bùng phát mới đã làm suy yếu triển vọng phục hồi của Thái Lan. Nền kinh tế này đã thu hẹp 2,6% trong quý đầu năm, và có thể chỉ tăng từ 1,5% đến 2,5% trong năm nay, so với mức dự báo 2,5-3,5% được chính phủ đưa ra vào tháng 2.
Theo Phó thủ tướng Supattanapong Punmeechaow, tổng cộng 1.250 tỷ baht sẽ được huy động từ nhiều nguồn khác nhau để đối phó với tác động của đại dịch. Ông nói, Thái Lan có thể kiểm soát được đợt bùng phát hiện tại, dù số ca nhiễm đã tăng hơn 4 lần kể từ đầu tháng 4.
Tác giả: Phiên An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy