Tin liên quan
Theo kiến nghị này, nhu cầu giao địch thanh toán bằng NDT tại Việt Nam là khá lớn và tăng lên rõ rệt theo đà phát triển không ngừng của thương mại Việt - Trung. Tại thị trường biên mậu Việt - Trung, cuối năm 2013, ước tính kim ngạch thanh toán bằng NDT đã đạt khoảng 15 tỷ USD. Tuy nhiên, kiến nghị cho biết, hiện phương thức lưu thông NDT chưa được pháp luật Việt Nam quy định. Đa số giao dịch thanh toán biên mậu bằng NDT nói trên được thực hiện ở Việt Nam thông qua con đường không chính ngạch. Vì vậy, nếu thị trường thanh toán NDT từ biên giới được mở rộng đưa vào nội địa Việt Nam và được các ngân hàng thực hiện theo con đường chính ngạch, thì NHNN có thể quản lý giám sát nguồn vốn này một cách có hiệu quả. Đồng thời có thể tăng cường đóng góp trong việc thu thuế cũng như công tác phòng, chống rửa tiền.
Cũng theo kiến nghị này, hiện tại đã có ngân hàng của Việt Nam thực hiện nghiệp vụ đổi NDT-VND nhưng chưa có ngân hàng Trung Quốc được thực hiện nghiệp vụ này. Bởi vậy, nếu đồng tiền thanh toán thương mại từ USD... được thay bằng NDT, đây chỉ là sự thay thế về đồng tiền thanh toán mà không ảnh hưởng gì đến tình hình xuất siêu hay nhập siêu. Do đó,những tổ chức trên kiến nghị rằng NHNN mở rộng phạm vi sử dụng NDT tại Việt Nam hơn ở mức độ hợp lý, đồng ý cho ICBC thực hiện hợp tác về nghiệp vụ NDT với các ngân hàng thương mại Việt Nam (như BIDV) hiện đang thực hiện nghiệp vụ NDT.
Về các nội dung kiến nghị nói trên, ta có thể thấy như sau.
Thứ nhất, về mặt pháp lý, NHNN đã có Quyết định số 11/VBHN-NHNN ngày 21/5/2014 về việc ban hành quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, kiến nghị trên là không chính xác khi nói “phương thức lưu thông NDT chưa được pháp luật Việt Nam quy định”. Với quy định này thì không phải là “pháp luật Việt Nam chưa có quy định” (về phương thức lưu thông NDT), mà chính xác ra thì pháp luật Việt Nam đã có quy định cụ thể chỉ cho phép lưu thông NDT một cách hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam.
Do đó, chuyện đa phần trong số 15 tỷ USD kim ngạch thanh toán biên mậu bằng NDT nêu trên được thực hiện thông qua con đường không chính ngạch là do (một số) lý do khác nào đó chứ không phải là do pháp luật Việt Nam chưa có quy định về lưu thông NDT. Nói cách khác, sẽ là không xác đáng khi các tổ chức trên vin vào lý do nếu cho phép NDT (tự do) lưu thông trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (ngoài khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu với Trung Quốc) thì NHNN sẽ hạn việc thanh toán biên mậu không chính ngạch nói riêng, và/hoặc quản lý giám sát được một cách hiệu quả việc thanh toán biên mậu nói chung.
Thứ hai, việc không cho phép ngân hàng thương mại Trung Quốc được hợp tác về nghiệp vụ NDT với các ngân hàng thương mại Việt Nam, hoặc, ở mức độ lớn hơn, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về NDT tương tự như các ngân hàng Việt Nam có nghiệp vụ này sẽ chỉ “có hại” trên giác độ là các ngân hàng thương mại Việt Nam được độc quyền trong, và không phải phải chia sẻ miếng bánh lợi nhuận thu được từ các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến NDT cho các ngân hàng Trung Quốc. Ngoài “tác hại” này, việc không cho phép như thế sẽ không làm phương hại gì đến quan hệ biên mậu cũng như việc thanh toán biên mậu như kiến nghị trên ngụ ý đến.
Về phía Việt Nam, có thể có lý do công khai hoặc ngầm định nào đó (cũng có thể có cả lý do chính trị) cho việc không cho phép ngân hàng nước ngoài nói chung (chứ không phải nêu đích danh ngân hàng của Trung Quốc, như trong Quyết định 11 nói trên) thực hiện các nghiệp vụ NDT. Bởi vậy, có thể xét chuyện này thuộc vấn đề chủ quyền và quyền lợi quốc gia, nên... miễn tranh luận. Còn nếu thực sự phía Trung Quốc phản đối chuyện đối xử không công bằng, muốn thúc đẩy quan hệ biên mậu nói riêng và thương mại nói chung giữa 2 nước thì pháp luật hiện hành của Việt Nam vẫn cho phép họ thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ liên quan đến các ngoại tệ tự do chuyển đổi như USD hay Yen mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang được phép thực hiện.
Thứ ba, lập luận rằng “nếu đồng tiền thanh toán thương mại từ USD... được thay bằng NDT, đây chỉ là sự thay thế về đồng tiền thanh toán mà không ảnh hưởng gì đến tình hình xuất siêu hay nhập siêu” cũng không hoàn toàn đúng, nếu xét một cách chi li. Việc sử dụng một đồng tiền không có tính tự do chuyển đổi nào đó như NDT (hiện tại vẫn là đồng tiền không được hoàn toàn tự do chuyển đổi) nhằm mục đích chính là tạo thuận lợi hơn và thúc đẩy thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Nhưng nếu xét đến tương quan lợi ích của thương gia Trung Quốc và Việt Nam thì có thể nói rằng việc dùng NDT làm phương tiện thanh toán chủ yếu sẽ là có lợi cho thương gia Trung Quốc hơn là Việt Nam.
Với thương gia Trung Quốc, dùng NDT, họ không chịu rủi ro biến động tỉ giá cũng như các loại phí liên quan đến chuyển đổi tiền tệ như trong trường hợp dùng USD hoặc một đồng tiền tự do chuyển đổi nào khác. Ngược lại, thương gia Việt Nam vẫn phải chịu rủi ro biến động tỉ giá, cụ thể là VND/NDT, cũng như các loại chi phí tiền tệ liên quan, chưa kể đến việc nếu phải lựa chọn giữa nguồn thu bằng USD với nguồn thu bằng NDT thì chắc chắn nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ chọn USD vì đồng tiền này đem lại cho họ nhiều lựa chọn, nhiều lợi ích hơn, xuất phát từ khả năng tự do chuyển đổi của nó. Xét trên bình diện cả quốc gia cũng vậy, việc phải nhận và/hoặc nắm giữ một khối lượng quá lớn NDT không có tính tự do chuyển đổi, thay vì một ngoại tệ mạnh nào đó như USD, sẽ là bất lợi và rủi ro lớn cho Việt Nam khi những trường hợp xấu xảy ra (ví dụ khi quan hệ 2 nước xấu đi).
Ngoài ra, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam thường xuyên có kết quả là nhập siêu quá lớn, gây bất lợi cho Việt Nam, nhất là nhìn từ khía cạnh chính trị và lợi ích quốc gia. Bởi vậy, trên giác độ nào đó, việc hạn chế việc thanh toán thương mại song phương dùng NDT có tác dụng như một rào cản thương mại phi thuế quan nhằm hạn chế nhập khẩu và nhập siêu từ Trung Quốc (nếu phía Trung Quốc ưa thích dùng NDT hơn).
TS. Phan Minh Ngọc
Nên đọc
Theo Cafef
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy