Chiều ngày 10/6, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Hà Trung tổ chức cho phóng viên các cơ quan báo chí đi thăm khu di tích lịch sử Lăng miếu Triệu Tường tại thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung.
Theo đó, dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử lăng miếu Triệu Tường được quy hoạch tổng thể quy mô trên diện tích 27,85ha, với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 460 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện quy hoạch từ ngân sách và xã hội hóa (Hội đồng họ Nguyễn Việt Nam và các nguồn hợp pháp khác); dự án do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa làm chủ đầu tư.
Miếu Triệu Tường đang được đầu tư tôn tạo
Các dự án thành phần gồm: Dự án số 1- bảo tồn, tôn tạo di tích; dự án số 2, xây dựng khu phát huy giá trị di tích, cải dịch và chuyển đường 217 thành đường đô thị Hà Long cũng là đường trước di tích, tuyến đường phía Đông dẫn vào khu đỗ xe và dịch vụ; dự án số 3, khảo cổ bổ sung; dự án số 4, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Về lộ trình đầu tư: Giai đoạn I đầu tư một phần dự án số 1 (đã hoàn thành); giai đoạn II (2018-2022) triển khai phần còn lại của dự án số 1 và các dự án số 2, 3, 4.
Khu vực lăng Trường Nguyên
Di tích lăng miếu Triệu Tường là nơi phát tích của 9 chúa, 13 vua triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc tưởng niệm, miếu thờ của vương triều Nguyễn, được xây dựng với quy mô lớn, có giá trị đặc biệt về kiến trúc và nghệ thuật trang trí điêu khắc. Các nhà sử học coi khu di tích này là “kinh thành Huế thu nhỏ”.
Trở lại cội nguồn lịch sử, vào cuối đời Hậu Lê, Nguyễn Kim (hậu duệ của Nguyễn Công Duẩn) là một tướng giỏi có nhiều công lao được phong tước An Thành Hầu. Năm 1527, sau khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi lập nên triều Mạc. Không từ bỏ ý chí, Nguyễn Kim chiêu tập hào kiệt bốn phương lánh lên Sầm Châu - vùng Thanh Hoá giáp Lào lập bản doanh phò Lê diệt Mạc
Năm 1545, khi Nguyễn Kim mất được đưa đến án tang tại núi Thiên Tôn. Năm 1803 vua Gia Long cho xây gần đó một miếu 3 gian 2 chái thờ Nguyễn Kim và để thờ vọng Nguyễn Hoàng (1558 – 1613). Miếu được đặt tên là Nguyên miếu (sau còn gọi là miếu Triệu Tường). Cạnh đó còn có miếu thờ Trừng Quốc Công thân phụ Nguyễn Kim.
Hình ảnh miếu Triệu Tường được người Pháp chụp từ trên không trước năm 1945
Năm 1808, Gia Long đặt tên cho khu mộ Nguyễn Kim là lăng Trường Nguyên (lăng này không có dấu vết rõ ràng nên chỉ xây nên một nền vuông để bái yết và cúng tế).
Làng Gia Miêu trước kia thuộc huyện Tống Sơn (Hà Trung ngày nay) là quê hương gốc rể cội nguồn của Hòang tộc Nguyễn ở Thanh Hóa. Vì tính chất thiêng liêng đặc biệt ấy nên nhà Nguyễn gọi Gia Miêu là đất Quý Hương (tên Nôm gọi là Bái Đền), gọi huyện Tống Sơn là Quý Huyện. Khu di tích nầy có ba địa điểm nổi tiếng gồm Lăng Triệu Tường, miếu Triệu Tường và đình Gia Miêu.
Giai đoạn sau năm 1975, do những quan điểm sai lầm thời bao cấp, Miếu Triệu Tường đã bị phá hủy hoàn toàn. Đến nay, Khu di tích lăng miếu Triệu Tường đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
- Thanh Hóa: Tuyến đê chắn biển 143 tỷ đồng mới sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng
- Bản làng vùng biên đẫm nước mắt tiễn đưa thiếu tá biên phòng hy sinh khi bắt ma túy
- Sẽ không còn ngắm tòa nhà làm việc và sinh hoạt Vua nhà Nguyễn trên ảnh
- Huế: Hỗ trợ kinh phí trùng tu thêm 7 nhà vườn đặc trưng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy